Kế hoạch chăm sóc-nuôi dưỡng

 UBND QUẬN NGŨ HÀNH SƠN   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

  TRƯỜNG MN ĐÔRÊMON 2                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

       
   

 

 

 

   Số : 44/KH-MNĐRM                                Ngũ Hành Sơn, ngày 13 tháng 9 năm 2024

 

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện chăm sóc sức khỏe - nuôi dưỡng trẻ mầm non

Năm học 2024 – 2025

 

 
 

 

 

 

- Căn cứ công văn số 801/PGDĐT- GDMN ngày 5 tháng 9 năm 2024 của PGD&ĐT quận Ngũ Hành Sơn về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024 – 2025;

- Căn cứ kế hoạch số 30/KH-MNĐRM ngày 5/9/2024 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 của trường Mầm non Đôrêmon 2;         

- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường trong năm học vừa qua, trường Mầm non Đôrêmon 2 đề ra kế hoạch Chăm sóc sức khỏe - Nuôi dưỡng trẻ năm học 2024 – 2025 như sau:

I/ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 

*Thuận lợi: 

- Trường được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.

- Các trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng được hoàn thiện với chất lượng cao, tạo được môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp”.

- Có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của BGH nhà trường trong công tác CSSK-ND trẻ và ATVSTP.

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt.

- Đội ngũ cấp dưỡng có đầy đủ kiến thức về VSATTP, kinh nghiệm trong khâu chế biến thức ăn.

- PHHS luôn quan tâm hỗ trợ cho trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

   *Khó khăn:

- Nhiều cháu nhà trẻ chưa tự xúc ăn được.

II/ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CSSK-ND

- Số lượng trẻ :   157 cháu

- Bán trú         :    157 cháu

- Số lượng cấp dưỡng : 03 cấp dưỡng

1/  Chăm sóc sức khỏe – nuôi dưỡng

a. Chỉ tiêu

- 100 % nhóm lớp đảm bảo an toàn cho trẻ.

- 100 % các cháu được ăn theo lứa tuổi, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau với đủ các chất dinh dưỡng.

- 100% trẻ phát triển bình thường.

- 100 % trẻ được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè.

- 100 % trẻ được vệ sinh trước và sau khi ăn.

- 100 % trẻ có gối, chăn, gường riêng, ngủ được thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

- 100 % trẻ có đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân ( khăn, bàn chải ..) và đồ dùng bán trú ( ca, tô, muỗng …)

- 100 % trẻ MG có thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trẻ nhà trẻ được súc miệng bằng nước muối.

- 100 % trẻ được cân, đo và đánh giá tình hình sức khỏe theo biểu đồ tăng trưởng.

- 100 % trẻ được khám sức khỏe định kỳ trong năm học theo quy định.

- 100 % giáo viên, cấp dưỡng nhận thức đúng về tầm quan trọng của chuyên đề GDDD - ATVSTP và thực hiện tốt chuyên đề.

   b. Biện pháp

- Thực hiện nghiêm túc công văn số 832/ PGDĐT-THHC ngày 11 tháng 9    năm 2024 của PGD Quận Ngũ Hành Sơn về việc “Thực hiện nhiệm vụ y tế trường học năm 2024 – 2025”, Thông tư số 13/2016/TTLT - BYT về quy định các hoạt động y tế trong các cơ sở GDMN, tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe;

- Bố trí đủ giáo viên tương ứng với số trẻ của từng độ tuổi theo điều lệ trường mầm non.

- Đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ.

- Kiểm tra môi trường trong và ngoài lớp.

- Lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn và tính khẩu phần dinh dưỡng để đảm bảo nhu cầu calo cho từng lứa tuổi, đồng thời bổ sung điều chỉnh chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý.

- Tổ chức cho trẻ ăn sáng tại trường, trẻ được uống sữa hàng ngày.

- Trang bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức bán trú cho trẻ, chỉ đạo tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định.

Nhà trẻ:

P :  13 – 20% năng lượng khẩu phần

L :  30 – 40% năng lượng khẩu phần

G :  47 – 50% năng lượng khẩu phần

Mẫu giáo:

P :  13 – 20% năng lượng khẩu phần

L :  25– 35% năng lượng khẩu phần

G:  52 – 60% năng lượng khẩu phần

- Quản lý, thực hiện các chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để giúp trẻ phát triển thể lực và trí tuệ cân đối và hài hòa.

- Tăng cường kiểm tra tổ chức giờ ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ của các nhóm lớp, lưu ý chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ tự phục vụ bản thân tạo thói quen tốt trong nề nếp và sinh hoạt của trẻ.

          - Thường xuyên giáo dục và rèn thói quen cho trẻ được rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.

- Rèn thói quen cho trẻ biết súc miệng bằng nước muối (trẻ nhà trẻ) tự đánh răng ( trẻ mẫu giáo) sau khi ăn xong.

- Chỉ đạo giáo viên cân, đo, theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ, đánh giá theo biểu đồ tăng trưởng để có kế hoạch phòng chống đối với trẻ thừa cân và suy dinh dưỡng.

- Liên hệ với TTYT Quận Hải Châu  khám sức khỏe định kỳ cho trẻ trong năm học, phát hiện trẻ có bệnh phối hợp với cha mẹ để điều trị.

- Tăng cường cho trẻ được uống sữa, đối với trẻ SDD vận động phụ huynh cho trẻ uống thêm sữa ở nhà.

- Tăng cường cho trẻ vận động, nhất là đối với trẻ thừa cân.

- Lồng vào các bài tập, trò chơi, Aerobic để tạo hứng thú cho trẻ khi vận động, đồng thời giới thiệu các bài tập, trò chơi vận động đến phụ huynh để tập cho trẻ lúc ở nhà.

- Thường xuyên cho trẻ được hoạt động ngoài trời vào buổi sáng, nhất là cháu nhà trẻ cần nắng buổi sáng để phát triển thể lực.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 45/2021/TT- BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 về việc “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non” đến từng CBQL, GVVN trong nhà trường

- Thường xuyên vệ sinh phòng nhóm, tổ chức phun thuốc diệt muỗi toàn trường phòng bệnh sốt xuất huyết.

2/ Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Chỉ tiêu

- Triển khai giáo dục dinh dưỡng và VSATTP trong cả 3 đối tượng: Giáo viên, nhân viên và phụ huynh.

- Cấp dưỡng qua lớp kỹ thuật nấu ăn và VSATTP, thực hiện chế biến thực phẩm theo quy trình bếp một chiều, không để xảy ra ngộ độc.

- Xây dựng góc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP trong từng nhóm, lớp qua những hình ảnh như: tranh ảnh, nội dung tuyên truyền, trò chơi, câu đố…

- Triển khai các biện pháp phòng chống SDD và thừa cân cho trẻ trong  trường.

- Tăng cường truyền thông, giáo dục dinh dưỡng và VSATTP, tuyên truyền vận động sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và ATVSTP.

 - Tổ chức hội thi “Bé tập làm nội trợ” cho khối mẫu giáo.

 - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ hoạt động bán trú và bếp ăn càng ngày càng đạt chất lượng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục và VSATTP. Phối hợp với đội vệ sinh phòng dịch quận Ngũ Hành Sơn kiểm tra vệ sinh học đường và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường.

Thực hiện đầy đủ các tài liệu và sổ sách quản lý bán trú như: sổ giao nhận thực phẩm, sổ lưu mẫu thực phẩm, sổ thực đơn, tính định lượng, …

b. Biện pháp

- Tiếp tục thực hiện thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGDĐT về đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN.

-  Tiếp tục ký kết hợp đồng thực phẩm với các công ty như:  Công ty thực phẩm Đắc Vinh, CN Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A; CN Công ty TNHH Yakult VN; Công ty CP SX & TM Kim Kim Kinh Đô; Công ty TNHH MTV TM & DV Long Tuyền; Công ty TNHH CTD Phúc An;…

- Tạo điều kiện cho cấp dưỡng tham gia lớp bồi dưỡng VSATTP hàng năm do TTYT quận Ngũ Hành Sơn tổ chức.

- Tổ chức cho cấp dưỡng nấu món ngon, phù hợp với trẻ 3 - 4 lần / năm. 

- Thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo chỉ đạo và hướng dẫn của TTYT quận Ngũ Hành Sơn.

- Cung cấp đủ nước uống cho trẻ nhất là về mùa hè, mùa đông cho trẻ được uống nước ấm.

-  Thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chặt chẽ các công đoạn thực hiện qui trình bếp một chiều đề phòng ngộ độc cho trẻ.

- Thường xuyên kiểm tra bếp ăn (giao nhận thực phẩm, chế biến sống và chín thực phẩm, chia thức ăn của bếp) kiểm tra môi truờng bếp, nguồn nước, dụng cụ chứa nước, dụng cụ chế biến, quy trình chế biến của cấp dưỡng và có chấn chỉnh kịp thời.

- Thực hiện hấp sấy tô, muỗng, khăn cho trẻ hàng ngày.

- Tiếp tục phát huy hiệu qủa tốt chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng & ATVSTP”, trang bị đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng trẻ, ứng dụng phần mềm Nutrikids vào hỗ trợ cân đối khẩu phần thức ăn cho trẻ hàng ngày.

 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL - GV- CD.

- Giao quyền hạn cho bếp trưởng trong công tác quản lý tổ và điều hành công việc.

- Tăng cường truy cập thông tin trên mạng internet để tuyên truyền đến phụ huynh sự cần thiết công tác ATVSTP, phòng chống ngộ độc cho trẻ ở trường và ở nhà.

- Sưu tầm những bài viết về dinh dưỡng và VSATTP để tại góc tuyên truyền của trường, lớp.

- Kiểm tra thường xuyên giờ ăn của trẻ để đánh giá chất lượng bữa ăn.

- Xây dựng kế hoạch chiến lược về dinh dưỡng trong trường.

 * Vệ sinh khi tổ chức bếp ăn:

   + Nhân viên cấp dưỡng:

- Có sức khoẻ tốt không mang những mầm bệnh có thể lây truyền cho học sinh qua đường thực phẩm.

- Khám sức khoẻ, kiểm tra phổi và xét nghiệm giun mỗi năm một lần.

- Có kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Luôn luôn mặc trang phục đầy đủ, đúng qui định khi làm việc.

- Chấp hành và thực hiện tốt 10 điều qui định vệ sinh cho nhân viên phục vụ.

+ Vệ sinh chế biến thực phẩm:

- Thực phẩm phải đảm bảo an toàn tươi, sạch.

- Khi sơ chế phải loại trừ các phần dập nát (rau, củ).

- Thức ăn phải nấu chín, không chế biến tái, không ăn rau sống, nấu xong cho cháu ăn ngay.

- Nước uống phải đun sôi tiệt trùng.

- Lưu mẫu thức ăn hàng ngày đầy đủ.

  * Vệ sinh dụng cụ

- Mọi dụng cụ đựng thức ăn cho trẻ phải sạch sẽ, có ghi tên các nhóm, lớp rõ ràng.

- Dùng dao, thớt riêng biệt để thái thực phẩm sống, chín và có ghi rõ ký hiệu để dễ phân biệt.

- Không chế biến thức ăn ở dưới đất.

- Đảm bảo khâu rửa chén bát theo đúng qui định.

- Tất cả các dụng cụ chế biến sau khi sử dụng xong phải cọ rửa ngay cho sạch và cất vào đúng nơi qui định.

* Vệ sinh phòng bếp

- Bếp có hai khu vực chế biến sống và chín riêng biệt.

- Qui trình chế biến theo nguyên tắc một chiều.

- Sàn nhà luôn sạch sẽ, khô ráo.

- Rác khi sơ chế xong phải được thu gom và chuyển đi kịp thời.

- Đảm bảo nguồn nước sạch  để chế biến  thức ăn và thức uống cho trẻ.

- Tổ chức thi chế biến để chọn món ăn ngon, màu sắc, nhiều calo phù hợp với khẩu vị trẻ.  

III/ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG

- Thực hiện tốt công tác truyền thông, phối hợp với gia đình và các ban ngành có liên quan để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu.

- Thực hiện bảng tin truyền thông của trường và nhóm lớp để cung cấp kịp thời những thông tin thiết thực đến phụ huynh, nhằm thúc đẩy ý thức trách nhiệm, ý thức chủ động phối hợp với nhà trường cùng chăm sóc cháu, không ỷ lại, giao hoàn toàn trách nhiệm chăm sóc cháu cho nhà trường.

- Thông tin đầy đủ cụ thể đến phụ huynh về các khoản thu và thực đơn hàng ngày.

VI. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG

a/ Bồi dưỡng giáo viên:

- Chuyên đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

          - Cách theo dõi và đánh giá sức khỏe học sinh trên biểu đồ.

          - Kỹ năng thao tác vệ sinh cá nhân cho trẻ: lau mặt, rửa tay, đánh răng.

          - Cách phòng tránh một số bệnh thông thường.

- Các biện pháp phòng tránh tai nạn, ngộ độc thức ăn cho trẻ.

- Giáo dục trẻ các kỹ năng vệ sinh, kỹ năng ăn uống.

- Giáo dục trẻ ý thức tự bảo vệ giữ gìn vệ sinh thân thể, phòng tránh dịch bệnh.

- Chăm sóc, vệ sinh môi trường, phòng các dịch bệnh cho trẻ, lưu ý bệnh “Tay, chân, miệng”.

- Chăm sóc bữa ăn cho trẻ tại trường.

 b/ Bồi dưỡng cấp dưỡng:

- Cách lựa chọn thực phẩm tươi sạch, an toàn, sử dụng và bảo quản thực phẩm.

- Thao tác đúng và chế biến thức ăn hợp vệ sinh.

- Biện pháp chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm.

- Những điều cần chú ý đề phòng ngộ độc thực phẩm.

- Cách bảo quản và chế biến.

- Qui trình chế biến bếp ăn một chiều.

- Lên thực đơn theo mùa và đảm bảo 4 nhóm thực phẩm

- Các tiêu chuẩn để đạt được cấp dưỡng giỏi.

- Thi chế biến món ăn ngon.

- Câu hỏi trắc nghiệm.

Trên đây là kế hoạch CSSK-ND của trường Mầm Non Đôrêmon 2 năm học 2024 - 2025. Trong quá trình thực hiện nhà trường sẽ có những điều chỉnh, bổ sung để công tác nuôi dưỡng trong trường đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.

                                                                                             K.T HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận :                                                                          PHÓ HIỆU TRƯỞNG                

- Tổ CM “  để thực hiện”

- Lưu: VT.

- Lưu: HSBT                                                                                

                                                                                                  Phạm Thị Giang