KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Lớp: 5 – 6 tuổi
Thời gian thực hiện: từ ngày 23/9-04/10/2024
TT |
MỤC TIÊU GIÁO DỤC |
NỘI DUNG GIÁO DỤC |
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC |
|
I.Giáo dục phát triển thể chất: |
||
1 |
3. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động
|
Đi bằng mép ngoài bàn chân: - Biết đi đúng kĩ thuật, kĩ năng đã được học. - Khi đi mắt nhìn về phía trước. |
HĐ học: + Thể dục: Đi bằng mép ngoài bàn chân |
2 |
19. Trẻ biết giữ đầu tóc gọn gàng. |
- Rèn kỹ năng: Chải tóc, vuốt tóc khi bù rối. - Tập cho trẻ kỹ năng chải tóc, cột tóc, thắt bím, cài nơ đối với bé gái. |
- HĐ chơi: Được tổ chức ở góc phân vai “ gia đình” + HĐ chiều: Rèn trẻ chải tóc, vuốt tóc khi bị rối, cột tóc, thắt bím đối với bạn gái. |
3 |
21. Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh: - Vệ sinh răng miệng: Sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy. - Ra nắng đội mũ, mang tất, mặc áo ấm khi trời lạnh. - Nói với người lớn khi bị đau, ho, sốt. - Che miệng khi ho, hắt hơi. |
- Vệ sinh răng miệng: Sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy. - Ra nắng đội mũ, đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh. - Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu, hoặc sốt… - Che miệng khi ho, hắt hơi… |
- HĐ lao động tự phục vụ: + Giờ vệ sinh rửa mặt, đánh răng sau khi ăn và ngủ dậy. - HĐ đón trẻ: + Trò chuyện về các giác quan. + Trò chuyện về một số biểu hiện khi ốm đau. |
4 |
24. Trẻ nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh: - Biết: Cười, đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc, sặc,… - Biết không tự ý uống thuốc. - Biết: ăn thức ăn có mùi ôi, ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá không tốt cho sức khỏe. |
- Biết không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc, sặc… - Biết không tự ý uống thuốc. - Biết không ăn thức ăn có mùi hôi, ăn lá quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc là không tốt cho sức khỏe. |
- HĐ học: + Trò chuyện về các món ăn hằng ngày. - HĐ chơi: + Chơi ở góc phân vai “ gia đình, bác sĩ”, góc sách. + Góc học tập: Phân nhóm các loại thực phẩm. + Đọc các bài vè, câu đố về dinh dưỡng. + Chơi: “ Đố bé biết gì?” |
|
II.Giáo dục phát triển nhận thức: |
||
5 |
33. Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng. |
- Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể. |
HĐ học: KPKH: Khám phá năm giác quan HĐ chơi: + Góc học tập: Trò chơi phân nhóm các bộ phận cơ thể. + Chơi: “ Bạn nhìn thấy gì?” |
6 |
47. Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm. |
-Gộp/tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm.
|
- Hoạt động chơi: +Chơi ở góc học tập: Trò chơi tách, gộp trong phạm vi 5. + Hoạt động chiều: Làm vở bài tập + Hoạt động ngoài trời: Tạo nhóm bằng sỏi trong phạm vi 5 |
7 |
48.Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau. |
||
8 |
56. Sử dụng lời nói, hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. |
- Xác định vị trí của đồ vật (phía trước-phía sau; phía trên-phía dưới; phía trái-phía phải) so với bản thân trẻ, với ban khác, với một vật nào đó làm chuẩn. |
- HĐ học: LQVT: + Xác định vị trí phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của đồ vật so vơi bản thân trẻ - HĐ chơi: + Chơi ở góc học tập: “ Xác định vị trí trong không gian của 1 vật so với 1 vật khác”. + Chơi: “ Làm theo yêu cầu” + HĐ chiều: Thực hiện vở thực hành |
9 |
59.Nói đúng họ tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. |
- Họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích cả bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình. |
- HĐ chơi: + Góc đóng vai: Mẹ con, cửa hàng + Chơi ngoài trời: Trò chuyện về họ tên, ngày tháng, giới tính, sở thích của bản thân. + Trò chơi: “ Ai cao hơn, thấp hơn”, “ bạn đang nói về ai” |
|
III.Giáo dục phát triển ngôn ngữ |
||
10 |
71. Trẻ biết nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi. |
- Nhận ra thái độ khác nhau (âu yếm, vui vẻ hoặc cáu giận) của người nói chuyện với mình qua ngữ điệu khác nhau của lời nói. - Nghe và nhận ra đặc điểm tính cách của nhân vật qua sắc thái, ngữ điệu, lời nói của các nhân vật trong các câu chuyện
|
- HĐ học: + Âm nhạc: Dạy hát “ Khuôn mặt cười” - Hoạt động chơi: + Trò chuyện về các trạng thái cảm xúc + Góc thư viện, góc phân vai. + Hoạt động chiều: Đọc các bài thơ về chủ đề . + Trò chơi: “ Nhìn nhanh đoán tài” |
11 |
74. Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được.
|
- Nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. -Đặt câu hỏi: “Tại sao?”, “như thế nào? |
- HĐ Học: + LQCC: Trò chơi chữ cái “a,ă,â” + LQVH: KC “Đôi tai xấu xí”; “ Chuyện của dê con” |
12 |
78. Trẻ biết sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. |
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. Kết hợp cử chỉ cơ thể để diễn đạt một cách phù hợp. |
- HĐ sinh hoạt hằng ngày: Giao tiếp giữa cô và trẻ về các hoạt động trong ngày. - HĐ chơi: + Chơi qua các góc chơi: phân vai, xây dựng… + Chơi các trò chơi dân gian và trò chơi vận động. |
13 |
81.Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao,… |
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi. |
- HĐ chơi: + Đọc các bài thơ, câu đố trong chủ đề bản thân. + Trò chơi : “ đối đáp”
+ Thơ: “Cô dạy”; “ Bé ơi” ; “ Tôi là cái mũi” |
14 |
85.Trẻ biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện |
- Mạnh dạn, chủ động giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh. - Sử dụng ngôn ngữ nói để quan hệ và hợp tác với bạn bè trong các hoạt động. |
- HĐ đón trả trẻ, sinh hoạt hằng ngày: Ví dụ: Hỏi cô hay bạn về những việc mình không biết hay cần giúp đỡ. - HĐ chơi: + Thảo luận chơi ở các góc. + Chơi ngoài trời với các trò chơi, đồ dùng có trong trường. |
15 |
97. Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình |
-Tập tô, tập đồ các nét chữ. - Sao chép một số kí hiệu, chữ cái tên của mình. -Hướng viết của các nét chữ |
- HĐ học: LQCC “a, ă, â” - Hoạt động chơi :Góc học tập + Thực hiện vở bài tập “LQCC” + Trò chơi: Ai tinh mắt. Tìm chữ cái còn thiếu. Tập sao chép chữ cái đã học. |
16 |
100.Trẻ biết bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. |
- Bắt chước hành vi viết trong vui chơi và các hoạt động hàng ngày (cầm viết và ngồi viết đúng cách). |
|
|
IV.Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. |
||
17 |
103. Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại. |
-Trẻ biết tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại. |
- HĐ đón,: Trò chuyện cùng bạn bè về bản thân và gia đình bé. - HĐ chơi: +Trò chuyện với trẻ về gia đình của mình + Chơi ở góc, chơi ngoài trời, chơi ý thích… + Hoạt động chiều: |
18 |
104. Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được |
-Sở thích, khả năng của bản thân. |
- Hoạt động sinh hoạt hằng ngày - Hoạt động chơi: + Chơi ở các góc + Trò chuyện về sở thích, khả năng của bản thân. +Chơi : “ Đố bạn biết”
|
19 |
116. Trẻ biết thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. |
- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác. - Chơi đóng vai: chăm sóc người bệnh, bác sĩ khám bệnh. |
- HĐ chơi: + Chơi ở các góc: + Trò chuyện về những tình huống trẻ cần quan tâm để ứng xử đúng. + Trò chuyện với trẻ về cách ứng xử trong giao tiếp. |
20 |
129. Trẻ biết thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè. |
- Đoàn kết, thân thiện với bạn khi tham gia các hoạt động: múa rối, lao động, các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian cùng bạn. |
- HĐ sinh hoạt hàng ngày - HĐ chơi ngoài trời + Hoạt động góc + Tham gia các TCDG, TCVĐ |
21 |
130. Trẻ biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình. |
- Sở thích giống và khác nhau giữa mình và các bạn khác (về món ăn, về các đồ chơi, trò chơi,...). - Tôn trọng không chê bai bạn về: ngoại hình, sản phẩm hoạt động hoặc quần áo, đồ dùng của bạn,... - Tôn trọng sự khác biệt văn hóa của các dân tộc khác. |
- HĐ học: + KPKH: Trò chuyện về cơ thể của bé; Bé là ai - Hoạt động chơi: + Vẽ phấn trên sân hình bé trai bé gái. + Quan sát những người xung quanh bé. - HĐ đón trẻ, trò chuyện: + Hỏi trẻ về các bộ phận trên cơ thể mình. Nhận xét về khuôn mặt của bản thân và bạn. |
|
V.Giáo dục phát triển thẩm mĩ. |
||
22 |
143. Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức ( vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa). |
-Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát, bản nhạc |
- HĐ học: + Dạy hát “ khuôn mặt cười” + VĐVTTTTC: “ mời bạn ăn” - HĐ chơi: + HĐ góc + HĐ chiều |
23 |
144. Trẻ biết tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ. |
- Không tô ra ngoài đường viền hình vẽ. - Phối hợp các kĩ năng vẽ và tô màu để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. |
- HĐ học: Tạo hình: + Vẽ tô màu chân dung bé - HĐ chơi: + Góc nghệ thuật: Thực hiện vở tạo hình. |
24 |
145.Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản. |
- Cầm kéo đúng cách. - Cắt theo đường viền, không lệch ra ngoài, không nhún giấy. |
- HĐ học: + Tạo hình: Cắt dán áo bạn trai, bạn gái” |
25 |
152. Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. |
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
Thời gian thực hiện: 23-27/9/2024
HOẠT ĐỘNG |
THỨ 2 |
THỨ 3 |
THỨ 4 |
THỨ 5 |
THỨ 6 |
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng |
- Đón trẻ: + Hướng dẫn trẻ biết chào hỏi lễ phép và cất đồ dùng cá nhân ( cặp, dép..) đúng nơi quy định. + Trò chuyện cùng bạn bè về bản thân và gia đình bé. + Trẻ biết tự rửa mặt, đánh răng hàng ngày. - Thể dục sáng: Tập theo cô và tập theo nhạc Hô hấp : Thổi nơ bay Tay vai : Hai tay đưa lên cao, gập vào vai Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ Chân : Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước Bật : Chụm tách chân |
||||
Hoạt động học |
KPXH “Tôi là ai?” |
Tạo hình: Vẽ tô màu chân dung bé. |
LQCC: a, ă, â
|
Thể dục Đi bằng mép ngoài bàn chân |
LQVH: KC: “Chuyện của dê con”. |
Chơi, hoạt động góc |
* Góc chơi phân vai: Chơi gia đình, đóng vai “mẹ con, cửa hàng, phòng khám bệnh”. * Góc xây dựng: Xây nhà của bé, công viên. * Góc nghệ thuật : + Tạo hình: Tô màu, xé, cắt dán: Làm ảnh tặng mẹ, tặng bạn. + Âm nhạc: Nghe nhạc và hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề. * Góc học tập : + Xem tranh góc chủ đề, chọn hành vi đúng/sai về kĩ năng sống. + Chọn phân loại lôtô đồ dùng, đồ chơi. + Chơi với các chữ số từ 1-5, xếp tương ứng 1-1, chơi với các con số. + Thực hành vở LQCC trang chữ a,ă * Góc thư viện: Xem truyện tranh, kể chuyện về chủ đề.
|
||||
Chơi ngoài trời |
- Trò chuyện về họ tên, ngày tháng, giới tính, sở thích của bản thân. - Tạo nhóm bằng sỏi trong phạm vi 5 - Đo chiều cao của các bạn trong lớp. - Quan sát thời tiết - Vẽ phấn trên sân hình bé trai, bé gái. - Chơi trò chơi: + TC: “ Ai cao hơn, thấp hơn”, “ bạn đang nói về ai” + TCDG: “Mèo đuổi chuột” + Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường. |
||||
Ăn, ngủ |
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn. - Cho trẻ “ Mời cô và các bạn” khi vào bữa ăn. - Cho trẻ đánh răng sau khi ăn xong. - Cho trẻ nằm ngay ngắn và đọc bài thơ “ giờ đi ngủ” trước khi ngủ. |
||||
Chơi, hoạt động theo ý thích |
- Hát các bài hát về chủ đề bản thân. - Rèn kỹ năng cầm kéo. - VTTTTC bài hát: “ Mời bạn ăn” - Làm quen bài thơ trong chủ đề - Thực hiện vở LQVT trang 7,8 - Chơi theo ý thích và giúp cô thu dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi. - Tuyên dương cuối tuần |
||||
Trả trẻ |
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ - Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Chủ đề nhánh: Cơ thể của tôi
Thời gian thực hiện: 30/9-4/10/2024
HOẠT ĐỘNG |
THỨ 2 |
THỨ 3 |
THỨ 4 |
THỨ 5 |
THỨ 6 |
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng |
- Đón trẻ: + Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định + Trò chuyện về những bộ phận cơ thể trẻ, các giác quan,.. + Trò chuyện về một số biểu hiện khi ốm đau. + Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân ( tay, chân,..) - Thể dục sáng: Tập theo nhạc Hô hấp : Hai tay ra trước gập trước ngực Tay vai : 2 tay dang ngang gập sau gáy Bụng lườn: 2 tay đưa cao, gập người tay chạm mũi bàn chân Chân : Đứng đưa 1 chân ra trước khuỵu gối Bật : Bật tách chân và khép chân |
||||
Hoạt động học |
KPKH: Khám phá năm giác quan |
LQVT: Xác định vị trí phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của đồ vật so vơi bản thân trẻ |
LQVH: KC: “ Đôi tai xấu xí” |
Âm nhạc Dạy hát “ khuôn mặt cười” |
Tạo hình: Cắt, dán áo bạn trai, bạn gái. |
Chơi, hoạt động góc |
* Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng ăn uống, cửa hàng thực phẩm. * Góc xây dựng: Xây khu công viên, xếp hình bé tập thể dục, xây bệnh viện,… * Góc nghệ thuật : - Tạo hình: Cắt, dán các bộ phận còn thiếu, trang trí áo, váy. Thực hiện vở tạo hình trang 7 - Âm nhạc: Chơi với các loại dụng cụ âm nhạc, hát múa các bài hát “ Hai bàn tay ngoan” * Góc học tập :+ Trò chơi phân nhóm các bộ phận cơ thể. + Xác định vị trí trong không gian của 1 vật so với 1 vật khác. + Sắp xếp các đồ vật theo quy tắc, tạo ra quy tắc sắp xếp mới . + Tìm chữ cái trong từ. + Thực hành vở LQVCC trang chữ â *Góc thư viện : Làm sách tranh truyện về một số đặc điểm , hình dáng bên ngoài của bản thân. |
||||
Chơi ngoài trời |
-Dạo chơi và phát hiện các âm thanh khác nhau ở sân chơi. - Quan sát sự thay đổi của thời tiết. - Trò chuyện về cách lựa chọn trang phục cho phù hợp với giới tính của trẻ. - Đọc thơ về các giác quan: “ Bé ơi”; “ Cô dạy”, “ Tâm sự của cái mũi” - Chơi trò chơi: + TCVĐ: “Chuyền bóng”; “Nhìn nhanh đoán tài”; “ trời nắng, trời mưa” +TCDG “rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột” + Chơi tự do |
||||
Ăn, ngủ |
- Rèn cho trẻ các kĩ năng rửa tay, đánh răng đúng qui trình. - Rèn kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống: xếp hàng tự lấy thức ăn, - Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi. - Cho trẻ nằm im lặng và ngay ngắn trước khi ngủ. |
||||
Chơi, hoạt động theo ý thích |
- Rèn trẻ cách mặc áo, cài cởi cúc áo. - Rèn kỹ năng chải tóc, tết tóc, buộc tóc cho các bạn gái. - Thực hiện vở LQVT qua con số trang 35 - Nghe nhạc chủ điểm. - Ôn các chữ số và chữ cái. - Chơi tự do ở góc phân vai và chơi theo ý thích -Tuyên dương cuối tuần. |
||||
Trả trẻ |
|