CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Lớp: 5 – 6 tuổi

Thời gian thực hiện: từ ngày 11/11-29/11/2024

 

TT

MỤC TIÊU

GIÁO DỤC

NỘI DUNG

GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1

7. Trẻ thực hiện được vận động bò, trườn

- Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m.

- Trườn, kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.

- HĐ học: Thể dục

+ Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m.

+ Trườn, kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.

  1.  

13. Trẻ thực hiện được các vận động: Uốn ngón tay, bàn tay; xoay cổ tay; gập, mở lần lượt từng ngón tay.

-Bẻ, nắn

-Lắp ráp

-Xâu, luồn, buộc dây, cài, cởi cúc, kéo khóa.

- HĐ chơi:

+ Trẻ chơi HĐ góc nghệ thuật, góc xây dựng: Bẻ, nắn đất nặn để nặn sản phẩm các nghề; Láp ráp xây dựng để tạo nên các công trình

  • HĐ vệ sinh:

+ Trẻ tự thay quần áo, tự cài, cởi cúc áo, kéo khóa, xỏ giày.

3

20.  Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống:
+ Mời cô, mời bạn khi ăn vầ ăn từ tốn.

+ Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.

+ Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

 

  • Biết mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
  • Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
  • Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

 

 

 

 

- HĐ ăn:

+ Tổ chức giờ ăn cho trẻ: Cho trẻ “ Mời cô và các bạn” khi vào bữa ăn. Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi.

- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn.

- Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ

- HĐ chơi:

+ Tổ chức ở góc phân vai “ trò chơi gia đình

4

23. Trẻ biết những nơi như: ao, hồ, bể chứa nước,.. là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần.

- Nhận biết và nói được những nơi nguy hiểm, không nên đến gần.

Hoạt động chơi: Xem video về nghề, chọn hành vi đúng/sai về kĩ năng sống.

+ Thực hành kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn

+ Họat động chơi:

Trò chuyện, thảo luận về một số hành động có thể gây nguy hiểm khi vào nơi lao động, sản xuất

  1. II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
  1.  

36.Phân loại đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau

- Đặc điểm công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 2-3 dấu hiệu.

 

- HĐ chơi:

+ Phân loại đồ dùng đồ chơi

+ Trẻ chơi và khám phá các cách sử dụng đồ dùng đồ chơi thông qua đặc điểm cấu tạo, công dụng của chúng.

+ Chơi HĐ góc, chơi ngoài trời: Xây các công trình, tham gia chơi mô hình giao thông ngã tư đường phố.

  1.  

40.Trẻ biết loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại.

- Phân thành các nhóm và tìm dấu hiệu chung của các nhóm đối tượng

- Giải thích khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó.

  1.  

44.Quan tâm đến các con số như thích

nói về số lượng và đếm

  • Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng của trẻ

-HĐ học:

+ LQVT: Đếm đến 7, nhận biết SL trong phạm vi 7, chữ số 7; Ôn số lượng trong phạm vi 7

+ Thực hiện vở LQVT.

-HĐ chơi:

+ Chơi với các chữ số

+ TC: “Bé cùng tạo nhóm”

+ Xếp tương ứng 1-1

8

54.Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.

- Đo độ dài 1 vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

  • HĐ chơi:

+ Tập đo và so sánh một số đồ dùng, dụng cụ của một số nghề bằng các đơn vị đo khác nhau.

9

65. Trẻ biết kể được một số nghề nơi trẻ sống

- Đặc điểm của một số nghề phổ biến trong xã hội và nghề truyền thống của địa phương.

 

-HĐ chơi

+ Trò chuyện với trẻ về một số nghề ở địa phương trẻ

+ Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ.

TC “ Tìm dụng cụ lao động”; “Người làm vườn”; “Bé tập làm cảnh sát giao thông”

+ Chơi đóng vai thợ dệt chiếu, bán hàng:  Nước mắm Nam Ô, bánh khô mè…

10

66.Nói đặc điểm và sự khác nhau giữa một số nghề

- Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩacủa các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương

 

- Hoạt động học:

+ KPXH : Trò chuyện về các nghề: Đánh bắt cá, hướng dẫn viên du lịch, cô giáo

 

- Xem video về một số nghề phổ biến

- Trò chuyện về ích lợi, ý nghĩa của các nghề khác nhau.

+ Cho trẻ xem tranh về nghề dịch vụ và người làm nghề dịch vụ.

- HĐ chơi:

+ Xem tranh, trò chuyện về một số nghề, sản phẩm các nghề phổ biến ở địa phương

+ Làm album các nghề

TC: “Vận chuyển rau quả”,

Góc xây dựng: Xây cửa hàng, siêu thị, tiệm cắt tóc, thẩm mỹ viện...

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

11

69. Thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể, ví dụ “các bạn có tên bắt đầu bằng chữ T đứng sang bên phải, các bạn có tên bắt đầu bằng chữ H đứng sang bên trái”

- Nghe hiểu lời nói và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp

- HĐ học đón, trả trẻ:

+ Biết đứng đợi cô khi cô đón bạn khác.

+ Hướng dẫn trẻ biết chào hỏi lễ phép và cất đồ dùng cá nhân ( cặp, dép..) đúng nơi quy định.

 - Hoạt động chơi:

+ Chơi đóng vai “Cô giáo”, thợ cắt tóc, gội đầu, hướng dẫn viên du lịch…

12

73.Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại

-Nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.

- Nghe, hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.

- Hoạt động chơi :

Trò chuyện về chuyến tham quan, du lịch của các bé.

-HĐ sinh hoạt hằng ngày: Trẻ nhận ra thái độ biểu cảm của người khác trong giao tiếp hằng ngày.

13

86.Trẻ biết chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ nét mặt, ánh mắt phù hợp.

- Chăm chú lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói. Không ngắt lời người nói và đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.

- HĐ học: Lắng nghe cô giáo đọc thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”

+ Trẻ chú ý lắng nghe cô và các bạn nói hết câu, không ngắt lời người khác.

+ Biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp.

14

93.Trẻ thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh

  • Tiếp xúc với chữ viết trong các góc chơi, trong truyện, sách, tạp chí, nhãn mác các hàng hóa, danh mục, khẩu hiệu, thực đơn…
  •  

Hoạt động học:LQCC “u, ư”

-HĐ chơi: Nghe cô kể chuyện về chủ đề nghề nghiệp

Vẽ tự do trên sân trường

- Xem tranh, trò chuyện về sản phẩm một số nghề phổ biến ở địa phương

15

96. Trẻ có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách

-Làm kí hiệu cho các loại sách, truyện: Ký hiệu truyện tranh, sách thơ, sách tự làm,…

 - Làm album các nghề quen thuộc.

- Làm kí hiệu cho các loại sách ở góc thư viện

- Xem album trẻ đã làm được

16

  1. Trẻ biết bắt chước hành vi viết và sao chép từ chữ cái.
  • Nói cho người khác biết ý nghĩa của các kí hiệu đó.
  • Tô đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái tên của mình.

Hoạt động học:

  • Tìm chữ cái đã học có trong các từ ( tên các nghề, tên người làm nghề).

+ Thực hành vở LQVCC

+ Ôn các chữ số và chữ cái.

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

17

107.Biết mình là con/cháu/anh/chị/em trong gia đình

-Vị trí, trách nhiệm của bản thân trong gia đình, lớp học.

- HĐ học:

+ LQVH: Đọc thơ: “Ước mơ của cu Tí”; “ Bàn tay cô giáo”

 Kể chuyện: ‘Ba anh em”

+ KPXH: Trò chuyện về các nghề phổ biến quen thuộc

-HĐ chơi:

+ Chơi đóng vai gia đình, các thành viên trong gia đình chăm sóc nhau.

18

108.Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những viêc vừa sức.

-Yêu mến, quan tâm đên những người xung quanh.

19

114.  Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn

 

+ Hoạt động chơi: chơi góc gia đình

+Chọn hành vi đúng/sai về kĩ năng sống.

20

117.Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.

-  Nhận xét và tỏ thái độ phù hợp với hành vi “đúng”, “sai”, “tốt – xấu”

 

- HĐ chơi:

Xem tranh về chủ điểm nghề, chọn hành vi đúng/sai về kĩ năng sống.

* Góc xây dựng, lắp ghép: Xây nhà máy, lắp ghép xe tải vận chuyển nông sản

21

  1. Trẻ có nhóm bạn chơi thường xuyên
  • Phối hợp với bạn khi chơi với nhau.
  •  

- HĐ chơi:

+TCDG “lộn cầu vồng”, “ Kéo cưa lừa xẻ”

+ Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường

V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ

22

140.Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc  theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc theo đồng dao, ca dao tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện.

-Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển.)

-Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc.

- HĐ học: - Nghe hát dân ca.

+ Nghe nhạc và hát và vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề nghề nghiệp.

Hát và vận động theo nhạc các bài hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”, “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Cô giáo miền xuôi”, “Màu áo chú bộ đội”

- HĐ chơi:

+ Trò chơi:  Tiếng hát ở đâu

23

142. Hát đúng giai điệu, lời ca, diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ,…

-Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

-HĐ học:

Học hát “Cô giáo em”

+ VTTP, VTTN, vận động và thi biểu diễn các bài hát trong chủ đề.

+ Vỗ tay theo tiết tấu”cháu yêu cô chú công nhân”

- Hoạt động chơi:Trò chơi âm nhạc “Nhịp điệu tuổi thơ”

  1.  

144.Tô màu kín hình, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ

  • Không tô ra ngoài đường viền hình vẽ
  • Phối hợp các kĩ năng vẽ và tô màu để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hào, bố cục cân đối.

- HĐ học:

- Tô màu, nặn, vẽ  một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề.

+ Tạo hình: Vẽ tranh nghề đánh bắt cá; Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đaỏ.

+ TC “Phân nhóm đồ dùng, dụng cụ, sản xuất theo nghề”

25

145.Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản

- Cầm kéo đúng cách

-Cắt theo đường viền, không lệch ra ngoài, không nhún giấy

- HĐ học:

+Tạo hình: Làm thiệp tặng cô

  1.  

150.Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.

- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.

- HĐ học:

- Hát các bài hát về chủ đề nghề nghiệp.

+  Nghe nhạc và hát, múa các bài hát về nghề nghiệp.

                                       KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Chủ đề nhánh: Nghề đánh bắt cá

Thời gian thực hiện:  11/11 – 15/11/2024

 

HOẠT ĐỘNG

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ:+ Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định

+ Cho trẻ xem băng hình về cô chú công nhân,, nông dân, thợ thủ công.

+ Hướng dẫn trẻ điểm danh theo tổ, động viên trẻ đi học chuyên cần.

- Thể dục sáng: Tập theo nhạc

Hô hấp     : Hai tay ra trước gập trước ngực

Tay vai     : 2 tay dang ngang gập sau gáy

Bụng lườn: 2 tay đưa cao, gập người tay chạm mũi bàn chân

Chân        : Đứng đưa 1 chân ra trước khuỵu gối

Bật           : Bật tách chân và khép chân

Hoạt động học

KPXH

Trò chuyện về đánh bắt cá

LQCC

“u,ư”

LQVH

Kể chuyện

“Ba anh em”

Âm nhạc:

Nghe hát “ Lý kéo chài”

LQVT

Đếm đến 7, nhận biết số lượng trong phạm vi 7, chữ số 7

Chơi, hoạt động ở các góc

* Góc phân vai: bán hàng, cô giáo, công nhân xây dựng, nông trại chăn nuôi…

* Góc xây dựng, lắp ghép: Lắp ghép thuyền đi đánh bắt cá, xe tải vận chuyển cá từ biển về các chợ

*Góc nghệ thuật:

+ Tô màu, nặn, vẽ  một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề.

+ Nghe nhạc và hát và vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề nghề nghiệp. “Lớn lên cháu lái máy cày”, “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Cô giáo miền xuôi”, “Màu áo chú bộ đội”

* Góc học tập :

+ TC “Phân nhóm đồ dùng, dụng cụ, sản xuất theo nghề”

+ Chơi với các lô tô thẻ chữ cái, chữ số.

+ Thực hiện vở LQVT qua hình vẽ trang 15,18

*Góc thư viện :

+ Xem truyện tranh, nghe kể chuyện theo tranh về chủ đề nghề nghiệp.

+ Làm sách tranh truyện về các nghề

Chơi ngoài trời

- Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ.

- Nghe đọc thơ “Bé trồng lúa”.

- Thực hành đo và so sánh một số đồ dùng, dụng cụ của một số nghề bằng các đơn vị đo khác nhau.

- Chơi trò chơi:

+ TCVĐ:  “Thi ai nhanh, khéo tay”,

+TCDG “lộn cầu vồng”, “ Kéo cưa lừa xẻ”

+ Chơi tự do

Ăn, ngủ

- Rèn cho trẻ các kĩ năng rửa tay, đánh răng đúng qui trình.

- Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi.

- Cho trẻ nằm im lặng và ngay ngắn trước khi ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Rèn trẻ tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn và để đúng nơi quy định.

- Trò chuyện, thảo luận về một số hành động có thể gây nguy hiểm khi vào nơi lao động, sản xuất

- Trò chuyện về ích lợi, ý nghĩa của các nghề khác nhau.

- TC: “Vận chuyển rau quả”, “Bác thợ khéo tay”

- Thực hiện vở tạo hình trang 11

- Vỗ tay theo tiết tấu”cháu yêu cô chú công nhân”

 - Ôn các chữ số và chữ cái.

- Chơi tự do ở góc phân vai và chơi theo ý thích.

-Tuyên dương cuối tuần.

Trả trẻ

  • Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ
  • Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ

 

 

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Chủ đề nhánh: Lính cứu hỏa tí hon

Thời gian thực hiện:   25 / 11 /2024 đến  29 /11  /2024

                                                                      

HOẠT ĐỘNG

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ: + Hướng dẫn trẻ biết chào hỏi lễ phép và cất đồ dùng cá nhân ( cặp, dép..) đúng nơi quy định.

+ Cho trẻ xem tranh ảnh về công việc của chú lính cứu hỏa

- Thể dục sáng: Tập theo cô và tập theo nhạc

Hô hấp     : Thổi nơ bay

Tay vai     : Hai tay đưa lên cao, gập vào vai

Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ

Chân        : Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước

Bật           : Chụm tách chân

Hoạt động học

KPXH

Tìm hiểu về nghề lính cứu hỏa

THỂ DỤC

Trườn, kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm.

GDAN

Nghe hát: “Ước mơ”

LQVH

Thơ: “Ước mơ của cu Tí”

LQVT

Ôn số lượng trong phạm vi 7

Chơi, hoạt động góc

* Góc chơi phân vai: Chơi đóng vai “Cô giáo”, thợ cắt tóc, gội đầu, lính cứu hỏa…

* Góc xây dựng: Xây cửa hàng, siêu thị, tiệm cắt tóc, thẩm mỹ viện...

* Góc tạo hình: Tô màu, vẽ nặn, xé dán dụng cụ một số nghề

* Góc âm nhạc: múa các bài hát đã học liên quan đến chủ điểm, chơi với dụng cụ âm nhạc. Thực hiện vở tạo hình trang 14

* Góc học tập :

+ Xem tranh về chủ điểm nghề, chọn hành vi đúng/sai về kĩ năng sống.

+ Chọn phân loại lôtô đồ dùng, đồ chơi.

+ xếp tương ứng 1-1, chơi với các con số.

+  Thực hành vở LQVT trang 19,20

* Góc thư viện:

+  Xem truyện tranh, kể chuyện về nghề nghiệp.

+ Sắp xếp góc thư viện, làm kí hiệu cho các loại sách.

Chơi ngoài trời

- Thực hành kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn

- Rèn kỹ năng buộc dây, kéo khóa.

- Trò chuyện về chuyến tham quan, du lịch của các bé.

- Chơi trò chơi:

+ TC: “Tung bóng” ,“Người làm vườn”; “Người làm đầu”, “Tập làm hướng dẫn viên du lịch”,

+ TCDG: “rồng rắn lên mây”, “Mèo đuổi chuột”

+ Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.

Ăn, ngủ

- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn.

- Cho trẻ “ Mời cô và các bạn” khi vào bữa ăn.

- Cho trẻ đánh răng sau khi ăn xong.

- Cho trẻ nằm ngay ngắn và đọc bài thơ “ giờ đi ngủ” trước khi ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

-Tập kĩ năng chải tóc, cột tóc, cài nơ đối với các bé gái.

- Hát và vận động theo nhạc các bài hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”, “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Cô giáo miền xuôi”

- Làm quen bài thơ : “Trên đường”, “Làm nghề như bố”

- Thực hiện vở LQCC trang chữ ư

- Làm album các nghề.

- Chơi theo ý thích

- Nghe các bài hát theo chủ đề

Trả trẻ

- Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ.

- Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Dự án Steam: Bé yêu cô giáo

Thời gian thực hiện: 18/11 – 22/11/2024

                                                                      

HOẠT ĐỘNG

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ: + Hướng dẫn trẻ biết chào hỏi lễ phép và cất đồ dùng cá nhân

(cặp, dép..) đúng nơi quy định.

+ Trò chuyện và hỏi trẻ về công việc của cô giáo

+Trò chuyện với trẻ về 1 số tranh góc chủ đề

- Thể dục sáng: Tập theo cô và tập theo nhạc

Hô hấp     : Thổi nơ bay

Tay vai     : Hai tay đưa lên cao, gập vào vai

Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ

Chân        : Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước

Bật           : Chụm tách chân

Hoạt động học

LQVH

Đọc thơ “Bàn tay cô giáo”

 

KPXH

“Trò chuyện về công việc của cô giáo”

TẠO HÌNH

Làm thiệp tặng cô

GDAN

 Dạy hát: “ Cô giáo em”

THỂ DỤC

Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m.

 

Chơi, hoạt động góc

* Góc chơi phân vai: Chơi đóng vai cô giáo, cô bán hàng, cảnh sát giao thông, chú bộ đội.

* Góc xây dựng: Xây trường học, siêu thị.

* Góc nghệ thuật:

 +Vẽ, tô màu cô giáo em

 + Làm đồ chơi về một số đồ dùng, dụng cụ của nghề.

 + VTTP, VTTN, vận động và thi biểu diễn các bài hát trong chủ đề.

+ Thực hiện vở tạo hình trang 13

* Góc học tập :

+ Xem tranh các nghề phổ biến quen thuộc, chọn hành vi đúng/sai về kĩ năng sống.

+ Tìm chữ cái đã học có trong các từ ( tên các nghề, tên người làm nghề).

+ Thực hiện vở LQCC trang chữ u

+ Chơi với các chữ số từ 1-7, xếp tương ứng 1-1.

* Góc thư viện:

+ Xem truyện tranh, kể chuyện về nghề.

+ Làm album các nghề quen thuộc.

+ Làm kí hiệu cho các loại sách ở góc thư viện

Chơi ngoài trời

- Quan sát thời tiết, lắng nghe một số âm thanh ở sân trường.

- Trò chuyện về công việc của chú cảnh sát giao thông.

- Trò chơi: “Bé tập làm cảnh sát giao thông”; “Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”

- Tham gia chơi giao thông tại mô hình ngã tư đường phố trên sân trường

- Vẽ tự do trên sân trường.

- Chơi trò chơi:

+ TCVĐ:  “ Mèo đuổi chuột”, “ Trời nắng trời mưa.

+ Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.

Ăn, ngủ

- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn.

- Cho trẻ “ Mời cô và các bạn” khi vào bữa ăn.

- Cho trẻ đánh răng sau khi ăn xong.

- Cho trẻ nằm ngay ngắn và đọc bài thơ “ giờ đi ngủ” trước khi ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Hát các bài hát về chủ đề trường nghề nghiệp.

- Vỗ tay theo tiết tấu “cháu yêu cô chú công nhân”

- Cô cho các cháu phụ giúp cô dọn dẹp, vệ sinh lớp học.

- Thực hành vở LQVT trang 16,17

- Chơi theo ý thích.

- Tuyên dương cuối tuần

Trả trẻ

- Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ