CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP

LỚP MẪU GIÁO 3-4 TUỔI

Thời gian thực hiện 3 tuần: từ ngày 11/11 – 29/11/2024

 

TT

Mục tiêu GD

Nội dung GD

Hoạt động GD

 

I.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1

  4. Kiểm soát được vận động.

- Đi/ chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

+ Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc

- Bật- nhảy:

+ Bật về phía trước

-học

+ Đi thay đổi tốc độ theo đường dích dắc

+ Bật tại chỗ

  • HĐ chơi: Ôn kỹ năng bật

2

5. Phối hợp tay- mắt trong vận động

- Tung bắt bóng với cô : bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 2,5 m)

- Tự đập bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18cm)

học

+ Thể dục: Đập và bắt bóng được 3 lần liền

 

3

7.Trẻ thực hiện được các vận động :

- Xoay tròn cổ tay.

- Gập, đan các ngón tay vào nhau

- Thực hiện được các vận động : Gập ,đan các ngón tay vào nhau,quay ngón tay,cổ tay,cuộn cổ tay.

 

-HĐ thể dục buổi sáng, hoạt động học:

+ Tập các động tác khởi động của BTPTC hoạt động thể dục.

+ Tập bài tập thể dục buổi sáng

4

10. Biết tên một số món ăn hằng ngày

- Trẻ nhận biết, nói đúng tên một số thực phẩm, món ăn quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh ( thịt, cá, trứng, sữa, rau).

-HĐ giờ ăn, chơi

+ Trẻ nhận biết tên các thực phẩm, món ăn hàng ngày

+ Chơi góc phân vai bán hàng.

+ Cho trẻ nếm và sử dụng các giác quan để cảm nhận các thực phẩm khác nhau của nghề nông (khoai, sắn, ngô,…)

5

14.Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống

- Biết mời cô, mời bạn khi ăn

- Ăn hết suất, rơi làm rơi vãi thức ăn.

- Uống nước đã đun sôi

-HĐ ăn, ngủ:

  • + Trẻ biết tự cầm muỗng xúc cơm ăn, tự bê cơm về chỗ ngồi.
  • - Nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn.

 

II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

6

21. Làm thí nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng.

-Làm thí nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để nhận biết các đặc điểm, tính chất của đất,đá,cát,sỏi, nước.

-HĐ chơi:

+ Làm thí nghiệm vật chìm-vật nổi

 

7

23.Phân loại các đối tượng theo 1 hoặc 2 dấu hiệu nổi bật

- Phân loại đối tượng vật theo 1-2 dấu hiệu

-HĐ chơi:

+ Thu dọn đồ dùng, phân loại đồ chơi sau khi chơi

+ Ôn nhận biết kí hiệu của mình.

8

26. Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình…

- Thể hiện được một số kỹ năng mà trẻ quan sát được qua các hoạt động như :

+ Chơi : nhập vai chơi, biết các kỹ năng phân loại đồ dùng, đồ chơi,…

+ Tạo hình : Có các kỹ năng xé dán, cắt dán, tô màu,…

+ Âm nhạc : kỹ năng lắng nghe giai điệu và thể hiện bài hát,…

-HĐ chơi ở các góc:

+ Trẻ nhập vai chơi, biết phân loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo nghề.

+ Cho  trẻ nghe, vận động và hát các bài hát trong chủ đề 

+ Xé dán, cắt dán, tô màu tranh các nghề

 

9

33. So sánh 2 đối tượng về kích thước

- So sánh 2 đối tượng về kích thước và nói được các từ : to hơn – nhỏ hơn ; cao hơn – thấp hơn ;  dài hơn – ngắn hơn ; bằng nhau.

-HĐ học: LQVT

+ So sánh dài- ngắn, to-nhỏ

+ Ôn so sánh 2 đối tượng về kích thước.

+ Thực hiện vở luyện tập.

10

37. Nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.

- Biết tên của bố ,mẹ, các thành viên trong gia đình.

- Biết nói địa chỉ của gia đình

-HĐ chơi, đón trả trẻ

+ Trò chuyện về gia đình bé (tên gọi, công việc của các thành viên, địa chỉ nhà của bé,…)

+ Trẻ nói được tên bố mẹ khi cô đón, trả trẻ.

11

40. Kể tên và nói được sản phẩm của một số nghề phổ biến khi được hỏi, xem tranh.

- Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến như : giáo viên, nghề nông, thợ xây dựng,…

-HĐ Học:

+ Trò chuyện về cô giáo của bé, nghề bác sĩ, bộ đội.

  • HĐ chơi:

+ Tham gia chơi ở các nhóm, nhập vai thành các nghề.

+ Xem tranh, nghe nhạc theo chủ đề

 

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

12

50 . Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao,…

-Nghe và hiểu nội dung truyện kể, thơ, truyện đọc phù hợp với độ tuổi

- Đoc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao…

-HĐ học:

+ Thơ: “Làm bác sĩ” ; “Chú bộ đội”; Đồng dao: “Vuốt hạt nổ”

+ Kể chuyện: ‘Món quà của cô giáo”

  • - HĐ chơi:
  • + Đọc các bài đồng dao khi chơi TC “Lộn cầu vồng”,  “Mèo đuổi chuột”.
  • + Đọc diễn cảm bài thơ  “ Chú bộ đội”
  • + Nghe kể chuyện “Chim thợ may”, “Thỏ nâu làm vườn”
  • + Kể lại câu chuyện, đọc bài thơ đã được nghe/ hát các bài hát có nội dung liên quan đến chủ đề.

13

51. Kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn

- Kể lại truyện đã được nghe

14

52. Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện

- Nghe, sử dụng các từ biểu cảm.

- Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.

-Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.

15

55.Đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh.

- Tiếp xúc với chữ, sách truyện

- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau

- Cầm sách đúng chiều, mở sách xem tranh và « đọc » truyện.

+Xem truyện tranh theo chủ đề.

+ Mô tả các trang truyện tranh theo chủ đề

+ Hướng dẫn trẻ cách cầm sách, lật từng trang sách, cách “đọc”

+ Chơi với lô tô thẻ chữ cái

-HĐ học:

+ Tìm các chữ cái đã học có trong các bài thơ: “Xe cần cẩu”, “Cây dây leo”, “Bắp cải xanh”

16

57. Thích vẽ, « viết » nguệch ngoạc.

- Làm quen với cách đọc và viết Tiếng việt

+ Hướng đọc, viết : Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

+ Hướng viết của các nét chữ ; đọc ngắt sau các dấu

-HĐ học:

+ Thực hiện vở LQCC

-HĐ chơi:

+ Kể câu chuyện  “Thỏ nâu làm vườn” theo tranh minh họa.

 

IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

17

 60. Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi

 

- Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

- Bộc lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói ; trò chơi, hát, vận động

+ Cho  trẻ nghe, vận động và hát các bài hát trong chủ đề như: “Đưa cơm cho mẹ đi cày, lớn lên cháu láy máy cày, hạt gạo làng ta,..”

18

61. Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao ( chia giấy vẽ, xếp đồ chơi,…)

- Biết làm theo các yêu cầu của cô.

- Quan tâm, giúp đỡ những người thân gần gũi qua các công việc đơn giản.

-HĐ lao động: Thu dọn đồ dùng học tập sau khi học, phân loại ra từng đồ dùng.

  • - HĐ chơi: Trẻ cùng cô trang trí tranh ảnh, chuẩn bị cho chủ đề kế tiếp.

19

69. Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.

- Chơi hòa thuận với bạn.

- Biết chơi cùng bạn.

- Nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi với bạn

-HĐ học:

+ Trẻ biết tham gia các TC cùng bạn, không tranh giành, nhường nhịn bạn khi tham gia chơi

-HĐ chơi, sinh hoạt:

+ Trẻ tham gia vào các TC “ Nhanh tay chọn đúng”, “Ai đoán đúng”, các TC ngoài trời, TC trong hoạt động góc, sinh hoạt hằng ngày.

  • + Sử dụng các hình khối để xếp các công trình xây dựng nhứ: Xây nhà máy, xếp nông trại, Nhà máy chế biến nông sản, bán hàng thực phẩm…

20

70. Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây.

- Trẻ biết bảo vệ, chăm sóc cây cối, con vật nuôi.

-HĐ chơi:

+Dạo chơi ngoài trời, quan sát cây cối

+ Góc xây dựng, phân vai: Xây các công trình và chăm sóc cây cối, con vật.

 

V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ

21

74. Trẻ hát tự nhiên, hát theo giai điệu bài hát quen thuộc

 

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.

- Vận động đơn giản theo giai điệu của bài hát, bản nhạc

- HĐ học:

+ Dạy hát: “Cô và mẹ”

+ VĐTN “Chú bộ đội”

+ Nghe hát: ‘Ước mơ”

  • HĐ chơi:

+ Cho trẻ nghe, vận động và hát các bài hát trong chủ đề 

22

75.Vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát, bản nhạc

23

77. Sử dụng các nét cơ bản để tạo thành bức tranh đơn giản.

- Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tao ra các sản phẩm đơn giản theo sự hướng dẫn.

- Trẽ biết vẽ các nét cơ bản và tạo thành bức tranh với nội dung đơn giản.

- Sử dụng các kỹ năng xé, vẽ , nặn,cắt dán, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản

-HĐ học:

+ Tạo hình: Làm thiệp tặng cô giáo

+ Hoàn thành vở bài tập tạo hình.

-HĐ chơi:

+ Làm album dụng cụ của nghề: Tô, vẽ, xé dán nặn,…

+ Rèn kỹ năng cắt dán.

24

78. Có một số kỹ năng nặn cơ bản để tạo thành sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối.

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN II

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Dự án Steam: Bé yêu cô giáo

Thời gian thực hiện: từ ngày   18/11 – 22/11/2024

Thứ

 

Hoạt động

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục buổi sáng

 

 -Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, nhận biết vị trí cất đồ dùng cá nhân, kí hiệu cá nhân.

 - Trò chuyện về cô giáo ở lớp, ở trường.

 - Xem tranh ở góc chủ đề.

- Thể dục buổi sáng:

+ Hô hấp: Thổi nơ

+Tay vai: Đưa hai tay lên cao, ra trước, dang ngang.

+ Lưng bụng: Đứng cúi người về trước.

+ Chân: Đứng, khụy gối                                      

+ Bật: Bật chụm tách chân

Hoạt động học

LQVH

KC “Món quà của cô giáo”

 

KPXH

-Trò chuyện về cô giáo của em

GDAN

Dạy hát “Cô và mẹ”

 

TẠO HÌNH

Làm thiệp tặng cô

THỂ DỤC

Tự đập, bắt bóng được 3 lần liền

Chơi, hoạt động ở các góc

Góc xây dựng

 - Xây trường mầm non, xây lớp học

- Xếp đường tới trường

Góc phân vai

 -Chơi đóng vai “Làm cô giáo”, “Làm học sinh”, Chơi cô và trẻ.

- Chơi đóng vai “mẹ - con”: mẹ đưa bé đến lớp

Góc học tập

- Chơi với các thẻ chữ cái, chữ số đã học.

- TC: “Ai đếm đúng”, “Có bao nhiêu đồ dùng”

- Thực hiện vở LQCC trang chữ u

Góc nghệ thuật

- Hát, vận động các bài hát về chủ đề Cô giáo .

- Vỗ tay, gõ theo nhịp bài hát “Cô và mẹ”

- Vẽ, tô màu, xé dán tranh tặng cô giáo

 Góc sách:

- Sưu tầm và xem tranh, ảnh về trường, lớp. cô giáo

 - Xem tranh và nghe KC “Món quà của cô giáo”.

Chơi ngoài trời

- Dạo chơi tham quan hồ bơi, bếp ăn.

- Làm thí nghiệm về vật chìm – vật nổi.

- Trò chuyện về công việc hằng ngày của cô giáo.

- TCVĐ “Ai biến mất”; TCDG “Mèo đuổi chuột”, chơi với bóng

- Tô màu tranh theo ý thích.

- Chơi tự do với các đồ chơi có sẵn trên sân trường.

Ăn, ngủ

  • - Rèn kỹ năng rửa tay theo quy trình 6 bước.
  • - Trẻ ngồi vào bàn ăn ngay ngắn, ăn hết suất

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Làm quen câu chuyện “Món quà của cô giáo”

- Ôn nhận biết kí hiệu của mình.

- Xem tranh các thực phẩm quen thuộc và quy trình chế biến một số món ăn.

- Thực hiện vở tạo hình trang 9

- Nặn các đồ chơi mà bé thích

- Bé chơi với các hình học.

- Trẻ giúp cô dọn dẹp các góc chơi trong lớp gọn gàng

Vệ sinh, trả trẻ

- Cô vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, quần áo gọn gàng.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ trong ngày

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀM BÁC SĨ

Thời gian thực hiện: từ ngày   25/11 – 29/11/2024

 

        Thứ

 

Hoạt động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ, chơi,

thể dục sáng

- Cô đón trẻ vào lớp.

- Cô nhắc trẻ chào hỏi ba mẹ và cô giáo trước khi vào lớp.

- Cho trẻ xem tranh ảnh và trò chuyện về công việc của bác sĩ.

- Cho trẻ chơi ở góc phân vai, góc sách.

- Thể dục buổi sáng: Tập theo nhạc.

+ Hô hấp: Hít vào, thở ra.

+ Tay : Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.

+ Lưng, bụng: Cúi về phía trước.

+ Chân: Co duỗi chân

+ Bật: Bật nhảy về phía trước.

Hoạt động học

KPXH

Trò chuyện về nghề bác sĩ

LQVH

Thơ: ‘Làm bác sĩ”

LQVT

So sánh dài – ngắn

THỂ DỤC

Đi thay đổi hướng theo đường dích dắc

GDAN

Nghe hát:

“ Ước mơ”

Chơi, hoạt động ở các góc.

- Góc xây dựng:Xây phòng khám bệnh, cửa hàng bán thực phẩm…

- Góc phân vai: Chơi đóng vai bác sĩ, bố mẹ chở bé đi khám bệnh, nhân viên bán thuốc.

- Góc nghệ thuật :

+ Cho  trẻ nghe, vận động và hát các bài hát trong chủ đề nghề nghiệp: “Đưa cơm cho mẹ đi cày, lớn lên cháu láy máy cày, hạt gạo làng ta,..”

+ Chơi với dụng cụ âm nhạc

+ Vẽ, tô màu dụng cụ bác sĩ

- Góc học tập :

+ TC: “Kể đủ 3 thứ”, “Chiếc túi bí mật”, “Đồ dùng để ở phía nào?”

+ Tìm các chữ cái đã học có trong các bài thơ: “Xe cần cẩu”, “Cây dây leo”, “Bắp cải xanh”

+ Thực hiện vở LQCC trang chữ ư

-  Góc sách :

+Xem truyện tranh theo chủ đề.

+ Nghe kể chuyện “Thỏ nâu làm vườn” theo tranh minh họa.

Chơi ngoài trời

- Dạo quan sát cảnh vật trong sân trường.

- Tập tung- bắt bóng với cô.

- Trò chuyện về sự giống nhau và khác nhau

- TC với các ngón tay: Gập ,đan các ngón tay vào nhau,quay ngón tay,cổ tay,cuộn cổ tay.

- Chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”,  “Lộn cầu vồng”, “Chuyển hàng vào kho”

- Vẽ phấn trên sân.

- Chơi tự do.

Ăn, ngủ

  • - Cho trẻ vệ sinh trước khi ăn.
  • - Trẻ biết tự cầm muỗng xúc cơm ăn, tự bê cơm về chỗ ngồi.
  • - Nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn.
  • - Trẻ giúp cô chuẩn bị chỗ ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

  • - Ôn kiến thức buổi sáng.
  • - Ôn vận động các bài dân vũ trẻ đã biết.
  • - Cho trẻ nếm và sử dụng các giác quan để cảm nhận các thực phẩm khác nhau của nghề nông (khoai, sắn, ngô,…)

- Chọn đồ dùng các nghề theo yêu cầu của cô. Nói được chức năng, cách sử dụng của đồ dùng đó.

  • - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi.
  • - Thu dọn đồ dùng học tập sau khi học, phân loại ra từng đồ dùng.
  • - Cho trẻ chơi tự do ở các góc.

Vệ sinh, trả trẻ

  • Cô vệ sinh cho cháu sạch sẽ, quần áo gọn gàng.
  • Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN I

CHỦ ĐỀ : NGHỀ NGHIỆP

CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ YÊU CHÚ BỘ ĐỘI

Thời gian thực hiện: từ ngày  11/11 – 15/11/2024

 

         Thứ               

 

Hoạt động

 

Thứ 2

 

Thứ 3

 

Thứ 4

 

Thứ 5

 

Thứ 6

 

 

Đón trẻ, chơi,

thể dục sáng

  • - Cô đón trẻ vào lớp.

- Cô nhắc trẻ chào hỏi ba mẹ và cô giáo trước khi vào lớp.

- Trò chuyện , xem tranh ảnh về chú bộ đội.

- Cho trẻ chơi ở góc phân vai, góc sách.

- Thể dục buổi sáng: Tập theo nhạc.

+ Hô hấp: Hít vào, thở ra.

+ Tay : Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.

+ Lưng, bụng: Cúi về phía trước.

+ Chân: Co duỗi chân

+ Bật: Bật nhảy về phía trước.

Hoạt động học

   KPXH

Trò chuyện về chú bộ đội.

THỂ DỤC

Bật tại chỗ

GDAN

VĐTN “Chú bộ đội”

LQVT

  • So sánh to – nhỏ

LQVH

Thơ: “Chú bộ đội”

Chơi, hoạt động ở các góc.

- Góc xây dựng:Xây doanh trại bộ đội, xây trường học…

- Góc phân vai: Chơi làm chú bội đội, công an, cô giáo…

- Góc nghệ thuật :

+ Cho trẻ nghe, vận động và hát các bài hát trong chủ đề 

+ Chơi với dụng cụ âm nhạc

+ Vẽ, tô màu, đồ dùng trang phục của chú bộ đội…

- Góc học tập :

+ Chơi với lô tô thẻ chữ cái và chữ số đã học.

+ Thực hiện vở LQVT trang 6.

-  Góc sách :

+ Xem truyện tranh theo chủ đề. Nghe kế chuyện “ Chim thợ may”

+ Mô tả các trang truyện tranh theo chủ đề

Chơi ngoài trời

- Trò chuyện về gia đình bé (tên gọi, công việc của các thành viên, địa chỉ nhà của bé,…)

- Trò chuyện về các hành vi bảo vệ môi trường

- Chơi trò chơi: “Chó sói xấu tính”,  “Bộ đội hành quân”, “Mèo đuổi chuột”

- Đọc đồng dao: “ Vuốt hạt nổ”

- Giải câu đố về các nghề.

- Chơi tự do.

Ăn, ngủ

  • - Cho trẻ vệ sinh trước khi ăn.
  • - Trẻ biết tự cầm muỗng xúc cơm ăn, tự bê cơm về chỗ ngồi.
  • - Nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn.

Chơi, hoạt động theo ý thích

  • - Ôn kiến thức buổi sáng.
  • - Nghe, vận động và hát các bài hát trong chủ đề như: “Đưa cơm cho mẹ đi cày, lớn lên cháu láy máy cày, hạt gạo làng ta,..”
  • - Đọc diễn cảm bài thơ  “ Chú bộ đội”
  • - Kể lại câu chuyện, đọc bài thơ đã được nghe/ hát các bài hát có nội dung liên quan đến chủ đề.
  • - Rèn kỹ năng cắt dán
  • - Cho trẻ chơi tự do ở các góc.

Vệ sinh, trả trẻ

  • Cô vệ sinh cho cháu sạch sẽ, quần áo gọn gàng.
  • Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.