KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Lớp: 4- 5 tuổi
Thời gian thực hiện: Từ ngày 23/09 - 11/10/2024
TT |
MỤC TIÊU GIÁO DỤC |
NỘI DUNG GIÁO DỤC |
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC |
|
|
||
1 |
3. Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động
|
Đi khụy gối: - Biết đi đúng kĩ thuật, kĩ năng đã được học. - Khi đi mắt nhìn về phía trước: Bật liên tục vào vòng: Bật bằng hai chân. Tiếp xúc đất thăng bằng hoặc có loạng choạng rồi lấy được thăng bằng. |
- HĐ học: + Thể dục: Đi khụy gối; Bật liên tục về phía trước + Trò chơi: Ném bóng vào rổ; kẹp bóng |
2 |
8. Trẻ nhận biết được một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực |
-Biết một số thực phẩm cùng nhóm: +Thịt, cá… nhiều chất đạm. + Rau, quả chín nhiều vitamin. |
- HĐ ăn: Cô giới thiệu món ăn hàng ngày trước khi ăn. - HĐ chơi: + Góc phân vai: Gia đình, nấu ăn… + Kể tên một số thực phẩm trẻ biết. + Trò chơi: Phân nhóm thực phẩm |
3 |
10.Trẻ biết được mối liên hệ giữa ăn uống và sức khỏe |
- Biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng. - Trẻ nhận biết sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật (ỉa chảy, sâu rang, suy dinh dưỡng, béo phì,…) |
- HĐ sinh hoạt hằng ngày: Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi. - HĐ học: + KPKH: Khuôn mặt xinh của bé; Đôi bàn tay và đôi bàn chân của bé. - HĐ chơi: + Chơi góc phân vai + Hoạt động chiều: Trao đổi về các bữa ăn trong ngày |
4 |
13. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống
|
- Biết mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kĩ. - Chấp nhận ăn rau và ăn nhiều loại thức ăn khác nhau,.. - Không uống nước lã |
- HĐ lao động tự phục vụ: - HĐ giờ ăn: Rèn thói quen ăn uống (ăn từ tốn, nhai kĩ…) - HĐ chơi: + Chơi góc gia đình, bán hàng… + Hoạt động chiều: Giới thiệu với trẻ các món ăn về rau và lợi ích. + Thực hành kỹ năng rửa tay, đánh răng |
5 |
14. Trẻ có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở |
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Bỏ rác đúng nơi quy định |
- Hoạt động vui chơi, sinh hoạt hằng ngày |
|
|
||
6 |
20. Phối hợp các giác quan để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng |
- Phối hợp các giác quan để xem xét sự vật, hiện tượng như kết hợp nhìn, sờ, ngửi, nếm,… để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng
|
HĐ học: KPKH: + Khuôn mặt xinh của bé Âm nhạc : Dạy hát “ Tay thơm tay ngoan” HĐ chơi: + Quan sát thời tiết, khung cảnh xung quanh trường. Lắng nghe âm thanh… + Chơi: “ Bạn nhìn thấy gì?”, “ Chiếc túi kì diệu” |
7 |
28. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.
|
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
|
- HĐ học: + LQVT: Tách gộp trong phạm vi 4 - Hoạt động chơi: + Hoạt động chiều: Làm vở bài tập + Hoạt động ngoài trời: Đếm các đồ vật đồ chơi có trong sân trường. + Trò chơi: “Chiếc túi kỳ diệu” |
8 |
39. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác |
- Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ và so với bạn khác ( phía trước – phía sau; phía trên – phía dưới; phía trái – phía phải) |
- Hoạt động học: +Xác định đồ vật phía tay phải, phía tay trái so với bản thân + Xác định đồ vật phía tay phải, phía tay trái so với bạn khác.
+ Thực hiện vở luyện tập LQVT |
9 |
41. Nói họ và tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện |
- Trẻ biết họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân |
- HĐ học: + KPXH : Trò chuyện về ngày sinh nhật của bé - HĐ đón trẻ - HĐ chơi: + Trò chuyện với trẻ về họ tên, giới tính, sở thích + TC về các ỷ niệm trong ngày sinh nhật của bé, món quà bé thích, chuyến đi chơi, tổ chức sinh nhật,… |
10 |
46. Nói tên và một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện |
- Họ tên và một vài đặc điểm nổi bậc của các bạn. - Biết các hoạt động hằng ngày ở trường của bé |
- HĐ đón trả trẻ - HĐ chơi + Góc học tập: Chọn những sở thích của bạn + Cho trẻ chơi và khám phá một số sở thích của bạn. + Nghe đọc truyện “Chú bé lọ lem”, “Chú mèo đánh răng” |
|
|
||
11 |
52. Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại |
- Nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp |
- HĐ sinh hoạt hằng ngày: - Hoạt động chơi: + Trò chuyện về các trạng thái cảm xúc + Góc thư viện, góc phân vai. + Trò chơi: “ Làm theo hiệu lệnh”, “ tạo dáng” |
12 |
55. Trẻ sử dụng được các câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định |
- Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau. - Trả lời và đặt câu hỏi |
|
13 |
57. Trẻ thuộc lòng một số bài thơ, ca dao, đồng dao. |
- Nghe, đọc thuộc một số đồng dao, ca dao, bài thơ, tục ngữ,… phù hợp với độ tuổi. |
- HĐ chơi: + Đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao liên quan đến chủ đề + Trò chơi: “ Bạn nào giỏi” + Góc thư viện: Nghe đọc thơ “ Lời chào” + HĐ chiều: Cho trẻ đóng vai nhân vật trong câu chuyện |
14 |
59. Trẻ bắt chước được giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện. |
- Nghe, sử dụng các từ biểu cảm. - Đóng kịch |
|
15 |
60. Sử dụng được các từ như “mời cô”, “mời bạn”, “xin phép”, “thưa”, “dạ”, “vâng”… phù hợp với tình huống |
-Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép. - Nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu giao tiếp. |
- HĐ sinh hoạt hằng ngày: Giao tiếp giữa cô và trẻ về các hoạt động trong ngày. - HĐ chơi: + Chơi qua các góc chơi: phân vai, xây dựng… - HĐ giờ ăn : Biết mời cô, mời bạn trước khi ăn |
|
|
||
16 |
69. Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được |
- Sở thích, khả năng của bản thân. - Thực hiện các công việc tự phục vụ, lao động trực nhật . |
- Hoạt động sinh hoạt hằng ngày - Hoạt động chơi: + Chơi ở các góc + Trò chuyện về sở thích, khả năng của bản thân. +Chơi : “ Đố bạn biết” |
17 |
70. Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích |
- Lựa chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích |
|
18 |
71. Cố gắng hoàn thành công việc được giao |
-Tự giác thực hiện các công việc được giao (trực nhật, thu dọn đồ chơi) |
- Hoạt động sinh hoạt hằng ngày: Trẻ biết giúp đỡ cô và các bạn một số việc đơn giản. - HĐ chơi: + Biết thu dọn đồ dùng sau khi chơi xong |
19 |
73. Biết bộc lộ 1 số trạng thái cảm xúc: vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. |
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc phù hợp qua cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát, vận động, vẽ , nặn, xếp hình. - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ, tranh ảnh. |
- HĐ sinh hoạt hằng ngày của trẻ - HĐ học: +Tạo hình “ Cắt, dán khuôn mặt biểu lộ cảm xúc” + Kể chuyện: ‘Cậu bé mũi dài” - HĐ chơi: + Thể hiện qua các góc chơi: Gia đình, bán hàng… + Trò chuyện về gương mặt biểu lộ cảm xúc của trẻ khi vui, buồn, sợ hãi,… |
20 |
84. Bỏ rác đúng nơi quy định |
- Có ý thức bảo vệ môi trường - Không vứt rác bừa bãi |
- HĐ sinh hoạt hằng ngày - HĐ chơi: + Trò chuyện về ý thức bảo vệ môi trường + Tổ chức: Cho trẻ nhặt lá cây trong khung viên trường. |
|
|
||
21 |
88. Thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng ) của tác phẩm tạo hình |
- Thích thú ngắm nhìn và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình về các tác phẩm tạo hình. |
- HĐ chơi: + Góc nghệ thuật: Tô màu, nặn để tạo ra các tác phẩm tạo hình khác nhau. + Trẻ ngắm nhìn và tnhận xét các tác phẩm tạo hình. + Vẽ phấn bàn tay, bàn chân của bé trên sân trường -HĐ Học: + Vẽ, tô màu chiếc bánh sinh nhật |
22 |
89. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ,.. |
- Thể hiện bài hát đúng nhịp , có cảm xúc. - Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. - Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (nhạc dân ca, nhạc thiếu nhi) |
- HĐ học: + Dạy hát “ Tay thơm tay ngoan”; “ Vì sao mèo rửa mặt”, “ Càng lớn càng ngoan” - HĐ chơi: HĐ góc, chiều |
23 |
91. Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm. |
- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm. |
- HĐ chơi: + Góc nghệ thuật: Tô màu, nặn để tạo ra các tác phẩm tạo hình khác nhau. + Trẻ ngắm nhìn và tnhận xét các tác phẩm tạo hình. + Vẽ phấn bàn tay, bàn chân của bé trên sân trường |
24 |
95. Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau. |
- Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau. |
- HĐ chơi: + Chơi xếp hình tạo thành ngôi nhà, em bé |
25 |
99. Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. |
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình. -Tìm kiếm, lựa chọn dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích. |
- Hoạt động chơi ngoài trời - HĐ học: Tạo hình: Trang trí áo bé trai, váy bé gái |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Dự án Steam: Sinh nhật hồng
Thời gian thực hiện: 07/10-11/10/2024
HOẠT ĐỘNG |
THỨ 2 |
THỨ 3 |
THỨ 4 |
THỨ 5 |
THỨ 6 |
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng |
- Đón trẻ: + Hướng dẫn trẻ biết chào hỏi lễ phép và cất đồ dùng cá nhân ( cặp, dép..) đúng nơi quy định. + Trò chuyện với phụ huynh về ngày sinh, sở thích và tình hình của trẻ. + Hỏi tên trẻ, kí hiệu của từng trẻ - Thể dục sáng: Tập theo cô và tập theo nhạc + Hô hấp: Thổi bóng + Tay vai: Đưa 2 tay ra phía trước – sau và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Hai tay chống hông, nghiêng người sang hai bên. + Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối. + Bật: Bật lên trước, ra sau. |
||||
Hoạt động học |
KPXH Trò chuyện về ngày sinh nhật của bé |
LQVT Tách, gộp trong phạm vi 4
|
GDAN Dạy hát: “Càng lớn càng ngoan” |
Thể dục Đi khụy gối |
Tạo hình: Vẽ, tô màu chiếc bánh sinh nhật |
Chơi, hoạt động góc |
* Góc chơi phân vai: Chơi đóng vai “mẹ con, cửa hàng đồ chơi, phòng khám bệnh” * Góc xây dựng: Xây công viên vui chơi, xây khu nhà bé ở,ghép hình bé và bạn * Góc nghệ thuật : + Tạo hình: Tô màu tranh, nặn, xé dán, làm album sử dụng vật liệu để tạo nên các sản phẩm theo chủ đề bản thân. Thực hiện vở tạo hình trang 5 + Âm nhạc: Nghe hát các bài về chủ đề bản thân: đôi dép, tập rửa mặt, em lên bốn ...và chơi với các dụng cụ âm nhạc. * Góc học tập : + Xem tranh các bộ phận cơ thể; đếm trên các đối tượng; xếp tương ứng 1-1; so sánh số lượng trong phạm vi 3. + Thực hành vở LQVT trang 25 + Trò chơi: “đặt đúng vị trí,phân loại hình tròn,hình tam giác theo tên gọi và kích thước”. * Góc thư viện: +Làm sách tranh truyện về một số đặc điểm, hình dáng bên ngoài của bản thân. + Nghe đọc thơ: “Lời chào” + Nghỉ ngơi tại thư viện. |
||||
Chơi ngoài trời |
- Dạo chơi và phát hiện các âm thanh khác nhau ở sân trường. - Chơi với cát: In dấu bàn chân, bàn tay và ướm thử - TC về các ỷ niệm trong ngày sinh nhật của bé, món quà bé thích, chuyến đi chơi, tổ chức sinh nhật,… - Chơi trò chơi: + TC: “Trời nắng, trời mưa”; “trốn tìm”, “nhận biết tên mình” + TCDG: “Mèo đuổi chuột”; “Rồng rắn lên mây” + Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường. |
||||
Ăn, ngủ |
- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn. - Rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ trong bữa ăn - Cho trẻ “ Mời cô và các bạn” khi vào bữa ăn. - Cho trẻ đánh răng sau khi ăn xong. - Cho trẻ nằm ngay ngắn và đọc bài thơ “ giờ đi ngủ” trước khi ngủ. |
||||
Chơi, hoạt động theo ý thích |
- Trò chuyện về sở thích, khả năng của bản thân. - Thực hiện vở LQCC trang chữ â - Nghe kể chuyện “Món quà đăc biệt”, “Thỏ con biết lỗi” - Chơi theo ý thích và sắp xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi - Nghe các bài hát theo chủ đề - Tuyên dương cuỗi tuần. |
||||
Trả trẻ |
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ - Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Chủ đề nhánh: Đôi bàn tay và đôi bàn chân của bé
Thời gian thực hiện: 30/09 - 4/10/2024
HOẠT ĐỘNG |
THỨ 2 |
THỨ 3 |
THỨ 4 |
THỨ 5 |
THỨ 6 |
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng |
- Đón trẻ: + Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định + Trò chuyện về những bộ phận cơ thể trẻ, các giác quan,.. + Xem tranh truyện liên quan đến chủ đề. + Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân ( tay, chân,..) - Thể dục sáng: Tập theo nhạc + Hô Hấp: Thổi bóng + Tay vai: Đưa 2 tay ra phía trước – sau và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Hai tay chống hông, nghiêng người sang hai bên. + Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối. + Bật: Bật lên trước, ra sau. |
||||
Hoạt động học |
KPKH Đôi bàn tay và đôi bàn chân của bé |
THỂ DỤC “Bật liên tục về phía trước” |
TẠO HÌNH Tô màu vòng đeo cổ (Trang 6) |
LQVT Xác định đồ vật so với bạn khác |
GDAN Dạy hát “Tay thơm tay ngoan” |
Chơi, hoạt động góc |
* Góc phân vai: Trò chơi gia đình; phòng khám bệnh; siêu thị đồ chơi... * Góc xây dựng: Xếp hình “ Bé tập thể dục”; Xây nhà/ xây công viên, ghép hình bé và bạn, xếp đường về nhà bé. * Góc nghệ thuật : - Tạo hình: Tô màu, vẽ: chân dung bé, bé (vui/buồn/tức giận); Cửa hàng làm đồ chơi (nặn búp bê; xé giấy làm váy cho bé..) - Âm nhạc: Biếu diễn các bài hát: “Bé lên bốn ”;”tìm bạn thân”; “Tay thơm tay ngoan”; hoặc chơi các công cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau. * Góc học tập + “Xếp tưng ứng 1-1”; “Tìm đồ chơi phía phải, phía trái của bé”, làm biểu đồ chiều cao, cân nặng (đo chiều cao,cân nặng...) + Thực hành vở LQVT trang 9 + Chơi trò chơi: “ Chiếc túi kì lạ”; “Đố biết ai đây”; *Góc thư viện : + Làm sách tranh truyện về một số đặc điểm , hình dáng bên ngoài của bản thân. + Xem sách và nằm nghỉ ngơi |
||||
Chơi ngoài trời |
- Dạo chơi và phát hiện các âm thanh khác nhau ở sân chơi. - Vẽ bàn tay và bàn chân bằng phấn trên sân trường. -Thi hát các bài hát theo chủ đề. - Chơi trò chơi: + TCVĐ: “Chuyền bóng”; “Nhìn nhanh đoán tài”; “ trời nắng, trời mưa” +TCDG “rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột” + Chơi tự do |
||||
Ăn, ngủ |
- Rèn cho trẻ các kĩ năng rửa tay, đánh răng đúng qui trình. - Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi. - Cho trẻ nằm im lặng và ngay ngắn trước khi ngủ. |
||||
Chơi, hoạt động theo ý thích |
- Trò chuyện về các trạng thái cảm xúc - Đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao liên quan đến chủ đề - Nghe đọc truyện “Chú mèo đánh răng”, “Chú bé lọ lem” - Cho trẻ đóng vai nhân vật trong câu chuyện - Thực hiện vở LQCC trang chữ ă -Tuyên dương cuối tuần. |
||||
Trả trẻ |
-Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ -Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Chủ đề nhánh: Khuôn mặt xinh
Thời gian thực hiện: 23/09-27/09/2024
HOẠT ĐỘNG |
THỨ 2 |
THỨ 3 |
THỨ 4 |
THỨ 5 |
THỨ 6 |
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng |
- Đón trẻ: + Trao đổi với phụ huynh về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, vệ sinh cơ thể của trẻ. + Cho xem các hình ảnh về dinh dưỡng đối với bé: + Cho trẻ kể tên các món ăn bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe của cơ thể. - Thể dục sáng: Tập theo nhạc Hô hấp: Gà gáy - Tay vai: Đưa ra trước gập khủy tay - Bụng lườn: Quay người sang 2 bên - Chân: Đứng, 1 chân đưa lên trước khụy gối - Bật: Bật tại chỗ . |
||||
Hoạt động học |
KPKH Khuôn mặt xinh của bé
|
TẠO HÌNH “ Cắt dán khuôn mặt biểu lộ cảm xúc ” ( trang 7) |
LQVT Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ
|
LQVH Nghe kể chuyện: “ Cậu bé mũi dài” |
ÂM NHẠC Dạy hát: “Vì sao mèo rửa mặt” |
Chơi, hoạt động góc |
* Góc phân vai: Nấu ăn, cửa hàng thực phẩm, đóng vai người kiểm tra ATTP… * Góc xây dựng: Chơi trò lắp ghép, xây dựng công viên cây xanh. * Góc nghệ thuật : - Tạo hình: Cắt, dán, nặn các loại thực phẩm ( 4 nhóm) - Âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài hát đã biết về chủ đề. Hát bài “Bé ăn thật ngoan”; “Thật đáng yêu”; ‘”Vì sao mèo con rửa mặt”. * Góc học tập : + Làm biểu đồ chiều cao, so sánh chiều cao của 2 bạn. Trò chơi: Phân nhóm các nhóm thực phẩm + Thực hiện vở LQVT trang 6,7 *Góc thư viện : Cô kể câu chuyện “Cái mồm “ cho cả lớp cùng nghe. Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về chủ đề “Bản thân”. |
||||
Chơi ngoài trời |
- Tham quan nơi làm việc của các cô cấp dưỡng. - Trò chuyện về ý thức bảo vệ môi trường. - Hoạt động: Nhặt lá rụng, rác ở sân trường, chăm sóc cây cối. - Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết. - Chơi biểu cảm khuôn mặt theo cảm xúc. - Chơi trò chơi: “ Cướp cờ, gieo hạt…”; TCDG “rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột” + Chơi tự do |
||||
Ăn, ngủ |
- Rèn cho trẻ các kĩ năng rửa tay, đánh răng đúng qui trình. - Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi. - Cho trẻ nằm im lặng và ngay ngắn trước khi ngủ. |
||||
Chơi, hoạt động theo ý thích |
- Giới thiệu với trẻ các món ăn về rau và lợi ích. - Trò chuyện với trẻ những loại thức ăn nên và không nên ăn. - Trò chuyện về gương mặt biểu lộ cảm xúc của trẻ khi vui, buồn, sợ hãi,… - Trò chơi: “Chiếc túi kỳ diệu” - Thực hành kỹ năng rửa tay, đánh răng - Thực hiện vở LQCC trang chữ a -Tuyên dương cuối tuần. |
||||
Trả trẻ |
-Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ -Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ |