KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
Lớp: MG 4 – 5 Tuổi
Thời gian: Từ ngày: 02/12 – 20/12/2024
TT |
MỤC TIÊU GD |
NỘI DUNG GD |
HOẠT ĐỘNG GD |
|
I .GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT |
||
1 |
2.Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh |
- Hô hấp : Hít vào, thở ra - Tay : + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước. - Lưng, bụng, lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân : Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối |
-HĐ học: Trẻ tập bài tập PTC trong các hoạt động thể dục. - HĐ thể dục buổi sáng. |
2 |
3.Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động |
- Chạy 15m trong khoảng 10 giây. |
-HĐ học: TD: “ chạy 15m trong khoảng 10s” |
3 |
4.Phối hợp tay - mắt trong vận động |
+ Chuyền, bắt bóng qua qua chân |
-HĐ học: TD: “Chuyền bắt bóng qua chân” |
4 |
7. Trẻ biết phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động |
- Cắt thành thạo theo hướng thẳng. - Xây dựng, láp ráp với 10-12 khối. - Tự cài, cởi cúc áo, xâu, buộc dây giày |
-HĐ chơi: + Chơi ở góc tạo hình: cắt dán các tín hiệu đèn giao thông, một số biển báo. + Góc xây dựng: Chơi xây ngã tư đường phố, nhà xe; lắp ráp ô tô, tàu hỏa. -HĐ lao động tự phục vụ: Rèn cho trẻ một số kỹ năng thay quần áo, buộc dây giày,… |
5 |
8. Trẻ nhận biết được một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm. |
-Biết một số thực phẩm cùng nhóm: +Thịt, cá… nhiều chất đạm. + Rau, quả chín nhiều vitamin. |
-HĐ chơi: Chơi đóng vai gia đình (nấu ăn, đi mua sắm,…); Người bán hàng. - HĐ ăn: Cô giới thiệu các món ăn và thành phần dinh dưỡng có trong các bữa ăn ở trường của trẻ. |
|
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC |
||
6 |
23. Phân loại các đối tượng theo 1 hoặc 2 dấu hiệu |
- Biết được đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1 – 2 dấu hiệu.
|
-HĐ chơi, đón trẻ: + Quan sát các PTGT dưới sân trường. + Góc thư viện: Xem tranh ảnh về PTGT. + Chơi với lô tô các PTGT. + Trò chuyện về một số PTGT phổ biến. Xem tranh, trò chuyện về các biển báo cấm, biển báo nguy hiểm. -HĐ học: + KPKH: “Tìm hiểu về PTGT đường bộ, đường thủy, đường hàng không”. + Trò chuyện về sự giống và khác nhau của các PTGT + Phân loại PTGT theo môi trường hoạt động + Phân loại phương tiện giao thông theo nơi hoạt động, công dụng. |
7 |
26. Nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát |
- So sánh sự khác và giống nhau của 2 -3 đồ dùng, đồ chơi. |
|
8 |
25.Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản |
- Vận dụng được những kiến thức đã biết để giải quyết được các vấn đề đơn giản: làm cho ván đốc hơn để ô tô chơi chạy nhanh hơn,… |
-HĐ chơi: + Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố, bến xe, gara ô tô + Làm PTGT từ các vật liệu đã qua sử dụng + TC học tập: Phân loại hình theo kích thước và tên gọi. + Trò chơi: “Chạy theo tín hiệu đèn” + Lắng nghe âm thanh các động cơ và đoán phương tiện. |
9 |
30. Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả |
- Trẻ biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5. - Biết gộp 2 nhóm đối tượng, đếm và nói kết quả. |
-HĐ chơi: + TC nhận biết số lượng, chữ số trong phạm vi 4. + TC học tập: “Đếm PTGT và gắn thẻ số”, “Xổ số”; “Có bao nhiêu PTGT ở mỗi ô”. + Tập đọc theo các biển số xe. -HĐ học: + Tách, gộp trong phạm vi 4 + Thực hiện vở luyện tập LQVT |
10 |
31. Tách một nhóm đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn |
- Biết tách một nhóm đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn |
|
11 |
36. Trẻ nói được kết quả đo và so sánh |
- Trẻ biết so sánh sau khi đo và nói được kết quả của từng phép đo |
-HĐ chơi ở góc học tập: + TC: “ so sánh PTGT theo kích thước to-nhỏ, dài-ngắn |
12 |
37. Trẻ biết chỉ ra các điểm giống và khác nhau giữa hai hình |
- So sánh và chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa 2 hình: hình vuông, hình tròn |
- HĐ chơi: + Sử dụng các hình khối để xây dựng ngã tư đường phố, bến xe, ga ra oto, tàu hỏa,xây nhà…. + Sử dụng các hình hình học để chắp ghép thành các PTGT. -HĐ học: + LQVT: So sánh hình tam giác, hình chữ nhật + Tạo hình: Làm ô tô từ hộp sữa |
13 |
38. Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản |
- Trẻ biết sử dụng các đồ dùng khác nhau ( đồ dùng, đồ chơi,..) để tạo ra các hình đơn giản. |
|
|
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ |
||
14 |
51. Trẻ hiểu được nghĩa một số từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ,… |
- Nghe, hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng: đồ dùng, động vật, thực vật… |
- HĐ học: + KPKH: Tìm hiểu về PTGT đường bộ, đường thủy, đường hàng không. |
15 |
54.Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm… |
- Nghe, sử dụng các từ chỉ công dụng, hoạt động. |
-HĐ chơi, đón trẻ, sinh hoạt hằng ngày: + Tìm hiểu về tầm quan trọng của các PTGT đối với cuộc sống. -HĐ học: Kể chuyện “Kiến con đi ô tô” |
16 |
58. Trẻ biết kể lại câu chuyện có mở đầu, kết thúc. |
- Kể lại câu chuyện đã được nghe. |
-HĐ học: +LQVH: Kể chuyện “Kiến con đi ô tô”, “ Qua đường” |
17 |
57. Trẻ thuộc lòng một số bài thơ, ca dao, đồng dao. |
- Nghe, đọc thuộc một số đồng dao, ca dao, bài thơ, tục ngữ,… phù hợp với độ tuổi. |
-HĐ học: +LQVH: Thơ: “Cô dạy con” |
18 |
60. Sử dụng được các từ như “mời cô”, “mời bạn”, “xin phép”, “thưa”, “dạ”, “vâng”… phù hợp với tình huống. |
-Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép. - Nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu giao tiếp. |
-HĐ trong giao tiếp hằng ngày cùng trẻ. -HĐ học : + Bài thơ: “Con đường của bé”.
|
19 |
66. Trẻ biết sử dụng ký hiệu để “viết” tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng |
- Làm quen với cách viết Tiếng Việt (hướng viết của các nét chữ: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới) |
HĐ học: + Thực hiện vở LQCC HĐ chơi : + Làm quen với các từ có trong tên các loại xe quen thuộc. |
|
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI |
||
20 |
69.Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được |
- Sở thích, khả năng của bản thân. - Thực hiện các công việc tự phục vụ, lao động trực nhật . |
-HĐ học : Trẻ thể hiện sở thích, khả năng qua các hoạt động đọc thơ, kể chuyện, tham gia trả lời câu hỏi. -HĐ lao động: Trẻ cùng cô tham gia chuẩn bị bàn ăn và thu dọn bàn ăn sau khi ăn xong; Thu dọn đồ dùng đồ chơi các góc sau khi chơi xong và sắp xếp lại gọn gàng, lau dọn kệ đồ chơi. |
21 |
80. Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở |
- Lắng nghe ý kiến của người khác. - Biết chờ đến lượt, hợp tác - Biết quan tâm, giúp đỡ bạn trong các hoạt động sinh hoạt và vui chơi. |
-HĐ học, vui chơi, sinh hoạt hằng ngày + Đóng vai hành khách đi máy bay, người lái máy bay, người bán vé, chú cảnh sát,người bán hàng,mẹ con, cửa hàng gia đình đi du lịch bằng máy bay. + Xây sân bay, đường bay, quầy bán đồ lưu niệm tại sân bay, quầy bán vé,… |
22 |
81. Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung ( chơi, trực nhật,…) |
||
|
V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ |
||
23 |
87. Chú ý nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện |
- Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và đọc thơ đồng dao, ca dao, tục ngữ, thích nghe và kể câu chuyện. |
HĐ học : Chú ý lắng nghe khi cô đọc thơ, kể chuyện, hát + Âm nhạc : Dạy hát “em đi qua ngã tư đường phố, đi trên vỉa hè bên phải |
24 |
90. Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa) |
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc. |
-HĐ chơi :múa hát,vdtn các bài hát theo chủ đề -HĐ học: + Dạy hát “em đi qua ngã tư đường phố. + Nghe hát: “Biển chỉ đường”; “Anh phi công ơi”; “ Em đi chơi thuyền” |
25 |
93. Xé, cắt theo đường thẳng, đường cong… và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục. |
-Sử dụng các kỹ năng cắt dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét |
-HĐ học: + Rèn kỹ năng sử dụng kéo để cắt dán. + cắt biển báo giao thông, tín hiệu đèn giao thông -HĐ chơi: + Chơi ở góc tạo hình |
26 |
99. Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. |
- Thích thú, ngắm nhìn và sử dụng các từ gọi cảm nói lên cảm xúc của mình của các tác phẩm tạo hình. |
Trẻ nhận xét được các sản phẩm tạo hình của mình và các bạn trong các HĐ tạo hình như: -HĐ học: vẽ tô màu ô tô, tàu hỏa, xé dán máy bay trực thăng, vẽ thuyền trên biển, làm khinh khí cầu |
27 |
100. Đặt tên cho sản phẩm tạo hình |
- Tự đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình và các bạn, cô giáo. |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
Chủ đề : Giao thông
Chủ đề nhánh : Phương tiện giao thông đường bộ
Thời gian : 02/12 – 06/12/2024
Hoạt động |
Thứ hai |
Thứ ba |
Thứ tư |
Thứ năm |
Thứ sáu |
||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đón trẻ, chơi
thể dục sáng |
- Đón trẻ, nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi vào ăn sáng, phòng bệnh tay, chân, miệng. - Trò chuyện với phụ huynh về tình hình trẻ . - Xem tranh ảnh, trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông phổ biến. - Tập thể dục với nhạc.
- Bật : Bật tách chân tại chỗ |
||||||
Học |
KPKH Tìm hiểu về PTGT đường bộ |
LQVT Tách, gộp trong phạm vi 4 |
LQVH Thơ “Con đường của bé”
|
GDAN Dạy hát “Em đi qua ngã tư đường phố” |
Tạo hình Vẽ, tô màu ô tô ( trang 25) |
||
Chơi, hoạt động ở các góc |
* Góc nghệ thuật: - Vẽ, tô màu các PTGT. - Hát và vận động theo nhạc các bài hát trong chủ đề - Thực hiện vở tạo hình trang 24 * Góc phân vai: Gia đình (Bố mẹ chở con đi du lịch); Người bán vé; Chú cảnh sát giao thông. *Góc xây dựng/xếp hình: Xây nhà ga, ngã tư đường phố, quấy bán vé. * Góc học tập:
- Phân loại phương tiện giao thông theo nơi hoạt động, công dụng , đếm và gắn thẻ số tương ứng - Thực hiện vở LQVT trang 13 * Góc sách: - Xem tranh về các phương tiện giao thông - Tập kể chuyện theo tranh |
||||||
Chơi ngoài trời |
- Dạo chơi, quan sát các PTGT - Lắng nghe âm thanh các động cơ và đoán phương tiện. - Chơi tham gia giao thông với hệ thống đèn tín hiệu dưới sân trường. - Làm xe ô tô từ hộp sữa - TCVĐ: Ô tô và chim sẻ; Thuyền về bến - TCDG: “Rồng rắn lên mây”; “Đua thuyền trên cạn” - Chơi tự do trên sân |
||||||
Ăn, ngủ |
|
||||||
Chơi, hoạt động theo ý thích |
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng: Thay quần áo, buộc dây giày,… - Đọc thơ: “Đèn xanh, đèn đỏ” - Nghe kể chuyện: “ Kiến con đi ô tô” - Xác định vỉa hè, phương tiện giao thông bên trái, bên phải so với trẻ. - Trò chơi: “Sổ số”; “Có bao nhiêu PTGT ở mỗi ô” - Hoàn thành các vở luyện tập. - Tuyên dương cuối tuần. - Chơi tự do. |
||||||
-Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ |
-Vệ sinh trẻ sạch sẽ. -Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe,học tập của cháu. |
||||||
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2
Chủ đề : Giao thông
Chủ đề nhánh : PTGT đường thủy
Thời gian : 09/12 – 13/12/2024
Thứ Hoạt động |
Thứ hai |
Thứ ba |
Thứ tư |
Thứ năm |
Thứ sáu |
Đón trẻ, chơi
thể dục sáng |
- Đón trẻ vào lớp và hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân - Trao đổi phụ huynh cho trẻ đi học sớm để cùng tham gia tập thể dục buổi sáng. - Trao đổi với phụ huynh về những thói quen của trẻ khi tham gia GT cùng bố mẹ hoặc người lớn. - Chơi tự do ở góc. Tìm hiểu về tầm quan trọng của các PTGT đối với cuộc sống. - Trẻ vào góc sách xem tranh truyện về chủ đề giao thông.
|
||||
Học |
* KPKH: - Tìm hiểu về PTGT đường thủy |
THỂ DỤC Chạy 15m trong khoảng 10 giây. |
TẠO HÌNH Vẽ thuyền trên biển |
LQVT So sánh hình tam giác, hình chữ nhật |
GDAN Nghe hát: “Em đi chơi thuyền” |
Chơi, hoạt động ở các góc |
- Góc phân vai: Đóng vai hành khách đi máy bay, người lái máy bay, người bán vé,… - Góc xây dựng: + Xây sân bay, đường bay, cây cối công trình trong sân bay. + Lắp ráp các PTGT - Góc thư viện: + Cho trẻ xem tranh, ảnh về PT giao thông đường thủy. + Làm album về các PTGT đường thủy - Góc nghệ thuật: + Tô màu, cắt dán các tín hiệu đèn giao thông, một số biển báo. + Vẽ chú cảnh sát giao thông. + Hát, múa các bài hát về chủ đề giao thông. - Góc học tập: + Chơi lô tô các PTGT + Phân loại hình vuông, hình chữ nhật theo kích thước và tên gọi. Sử dụng các hình học để lắp ghép thành các PTGT. + Thực hiện vở LQCC trang chữ i |
||||
Chơi ngoài trời |
- Dạo chơi và chăm sóc vườn rau. - Trò chuyện về công việc của chú cảnh sát GT - Gấp máy bay, gấp thuyền giấy - Tham gia chơi với mô hình giao thông dưới sân trường - Làm PTGT từ vật liệu đã qua sử dụng. - Hát “ Đi trên vỉa hè bên phải” - Chơi vận động “ Bé lái xe ô tô” -TCVĐ: Ô tô và chim sẻ -TCVĐ “Chạy theo tín hiệu đèn” - Chơi tự do trên sân . |
||||
Ăn, ngủ |
|
||||
Chơi, hoạt động theo ý thích |
- Trò chuyện về sự giống nhau và khác nhau của các PTGT (môi trường hoạt động, âm thanh, cấu tạo, công dụng,…) - Tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ - Thực hành một số thao tác của chú cảnh sát giao thông. - Đọc một số bài thơ theo chủ đề. - Thực hiện vở TH trang 26 - Tuyên dương cuối tuần. - Chơi tự do |
||||
- Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ |
-Vệ sinh trẻ sạch sẽ. -Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe,học tập của cháu. |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3
Chủ đề : Giao thông
DỰ ÁN STEAM: PTGT ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Thời gian : 16/12-20/12/2024
Thứ Hoạt động |
Thứ hai |
Thứ ba |
Thứ tư |
Thứ năm |
Thứ sáu |
Đón trẻ, chơi
thể dục sáng |
- Đón trẻ vào lớp và hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân . - Trò chuyện về các luật giao thông đường phố. - Cho trẻ chơi với các PTGT - Tập thể dục với nhạc
|
||||
Hoạt động học |
GDAN Nghe hát: “Anh phi công ơi” |
KPKH Tìm hiểu về PTGT đường hàng không |
LQVH Thơ: “Cô dạy con” |
TẠO HÌNH Làm khinh khí cầu |
THỂ DỤC Chuyền bắt bóng qua chân. |
Chơi, hoạt động ở các góc |
- Góc phân vai: Đóng vai chú cảnh sát,người bán hàng,mẹ con, cửa hàng gia đình đi du lịch bằng máy bay. - Góc xây dựng: Xây sân bay, đường bay, quầy bán đồ lưu niệm tại sân bay, quầy bán vé,… - Góc thư viện: + Cho trẻ xem tranh, ảnh về PT giao thông đường hàng không. + Làm sách tranh về các PTGT, các biển hiệu, biển báo... - Góc nghệ thuật: + Thực hiện vở tạo hình trang 27 + Hát, múa các bài hát về chủ đề giao thông. - Góc học tập: + Thực hiện vở LQCC trang chữ t,c + Phân loại các PTGT theo môi trường hoạt động, đếm, gắn chữ số tương ứng. + So sánh PTGT theo kích thước: to-nhỏ, dài – ngắn. |
||||
Chơi ngoài trời |
- Xem tranh và trò chuyện về các biển báo cấm, biển báo nguy hiểm - Xem tranh và trò chuyện về các tín hiệu đèn giao thông - Thực hành đi theo tín hiệu giao thông - Nghe đọc thơ “Con đường của bé” - Trò chơi vận động : Ô tô về bến; Máy bay - Trò chơi: “Chuông reo ở đâu?” (Kết hợp xác định phía bên tay phải, phía bên tai trái của bản thân trẻ.) - Chơi tự do. |
||||
Ăn, ngủ |
|
||||
Chơi, hoạt động theo ý thích |
- Trò chuyện về các hành vi văn minh thực hiện luật giao thông khi đi trên các PTGT công cộng. - Nghe hát: “Biển chỉ đường” - Trò chuyện về ước mơ của bé, ý nghĩa của nghề cảnh sát giao thông. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Luyện tập văn nghệ mừng xuân. - Tuyên dương cuối tuần. - Trẻ giúp cô lau dọn các kệ đồ chơi. - Chơi tự do |
||||
- Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ |
-Vệ sinh trẻ sạch sẽ. -Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe,học tập của cháu. |