CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Lớp: 4-5 tuổi T

Thời gian: Từ ngày 18/11 – 29/11/2024

 

TT

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

NỘI DUNG GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1

 2. Trẻ thực hiện đúng , đầy đủ , nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục

  - Hô hấp : Hít vào, thở ra ( gà gáy, thổi nơ bay, bong bóng…)

  - Tay : Đưa 2 tay ra phía trước

  -Lưng, bụng: Nghiêng người sang trái, sang phải

  - Chân : Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối

-HĐ thể dục buổi sáng

- HĐ học: Trẻ thực hiện các BTPTC trong các hoạt động thể dục.

2

3 .Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể  khi thực hiện vận động.

- Đi và chạy: Đi trên ghế thể dục.

- Bật, nhảy : Bật xa 35 – 40 cm

- HĐ học:

+ Thể dục: bật xa 35 cm

3

16. Trẻ biết và không chơi gần những nơi nguy hiểm, không an toàn

- Nhận ra những nơi như hồ, ao, mương nước, suối, bể chứa nước,… là nơi nguy hiểm, không nên chơi gần

- HĐ chơi:

+ Dạo chơi quanh sân trường

+ Chơi với nước, sỏi

+ Nghe kể chuyện: “Cuộc sống ở trong rừng”

4

17. Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở

- Không cười, đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt…

- Không tự ý uống thuốc khi không được phép của người lớn.

- HĐ giờ ăn, sinh hoạt hằng ngày

+ GV động viên trẻ ăn hết suất, không đùa nghịch trong khi ăn, uống.

+ GD trẻ không tự ý uống thuốc.

II.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

5

33. Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày

- Trẻ nhận biết được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như: số điện thoại,…

  • -HĐ chơi:

+ Chơi trò chơi : thuộc các số điện thoại khẩn cấp: 113,114,115, số nhà của trẻ của gia đình; phòng khám bệnh; lớp học; bán hàng;... trong trò chơi đóng vai.

+ TC: Nghe bài hát, tìm đúng thứ tự của mình”; “Tìm đúng nhà”, “Cướp cờ”,

6

36. Trẻ nói được kết quả đo và so sánh

- Trẻ biết so sánh sau khi đo và nói được kết quả của từng phép đo

  • -HĐ chơi góc:
  • + So sánh kích thước của 3 vật dụng, sản phẩm của nghề (dài nhất-ngắn hơn-ngắn nhất; phát hiện và sắp xếp theo trình tự to nhất – nhỏ hơn – nhỏ nhất).
  • Trẻ so sánh chiều cao của các vật trong các TC ngoài trời.       
  • HĐ học:

+ LQVT: Đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo

7

36. Trẻ nói được kết quả đo và so sánh

- Trẻ biết so sánh sau khi đo và nói được kết quả của từng phép đo

8

37. Trẻ biết chỉ ra các điểm giống và khác nhau giữa hai hình

- So sánh và chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa  2 hình: hình vuông, hình tròn ( đường bao, các cạnh của hình)

- HĐ học:

+ LQVT: Phân biệt hình tròn, hình vuông.

 

9

45. Nói tên, một số công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường khi được hỏi, trò chuyện

- Trẻ biết tên cô giáo, công việc hằng ngày của cô.

-HĐ học :

+ KPXH: Trò chuyện về nghề GVMN

+ Trò chuyện với trẻ về tên và công việc của cô giáo qua hoạt động tạo hình: “ Xé, dán trang trí bình hoa tặng cô giáo”, làm thiệp tặng cô

-HĐ chơi:

+ TC đóng vai cô giáo, Tc xây dựng, lắp ghép trường học.

+Nghe đọc thơ “Bé làm cô giáo”

10

47. Trẻ biết tên, công cụ, công việc, lợi ích, sản phẩm của một số nghề khi được hỏi, trò chuyện

- Trẻ biết tên gọi, công việc, công cụ của các nghề.

- Trẻ biết được lợi ích, ý nghiã các nghề truyền thống, nghề phổ biến của địa phương

- HĐ học :

+ KPXH: “Trò chuyện về công việc của thợ làm tóc”

-HĐ chơi:

+ “Chở cá về bến” , “Ai làm nghề gì”;“Nhìn trang phục đoán nghề”

+ TC: “Người làm tóc”, “Hướng dẫn viên du lịch”, “Nhìn dụng cụ đoán nghề”, nhận biết một số sản phẩm của các nghề khác nhau…

+  Giải câu đố về các nghề.

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

11

57. Trẻ thuộc lòng một số bài thơ, ca dao, đồng dao.

- Nghe , đọc, thuộc một số đồng dao, ca dao, bài thơ, tục ngữ…… phù hợp với độ tuổi .

- HĐ học :

+ LQVH: bài thơ “Cái bát xinh xinh”, “ước mơ của bé”, “bé làm bao nhiêu nghề”; “ Em cũng là cô giáo”;

-HĐ chơi:

+ Trẻ đọc thuộc các bài đồng dao trong các TCDG “Rồng rắn lên mây”, “Chi chi chành chành”, “Rềnh rềnh ràng ràng”.

12

63. Trẻ biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh và biết “đọc vẹt” theo tranh minh họa.

- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.

-“Đọc” chuyện qua sách tranh/ tranh vẽ.

- Làm quen với cách đọc sách ( hướng đọc: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, đọc ngắt nghỉ sau các dấu).

- HĐ học :

+ Cô cho trẻ xem tranh, truyện về các nghề nghiệp.

+ Làm quen, nghe cô kể câu chuyện: “ cô bác sĩ tí hon”

+ “Đọc” các câu thơ, câu đố trong sách LQCC

+ Thực hiện các loại vở luyện tập thực hành của trẻ.

-HĐ chơi:

+ “Đọc” truyện qua tranh câu chuyện “Cuộc sống ở trong rừng”

13

66. Trẻ biết sử dụng ký hiệu để “viết” tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng

- Làm quen với cách viết Tiếng Việt (hướng viết của các nét chữ: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)

- Làm quen với công cụ viết và đưa tay tạo thành nét của chữ cái.

Hoạt động học:

+ Thực hiện tập tô vở LQCC
-HĐ chơi:

+ Bé chơi với thẻ chữ cái đã học.

+ TC: “Chọn đúng thẻ chữ cái đã học”; “ Đọc thẻ chữ cái”

+ Tô màu các thẻ chữ cái đã học; thẻ tên của các nghề dịch vụ,tên cửa hàng.

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

14

71. Cố gắng hoàn thành công việc được giao

- Tự giác thực hiện các công việc được giao

HĐ ăn:Giúp cô chuẩn bị bàn ăn: trải khăn bàn, kê bàn ghế,bê tô về bàn.

-HĐ chơi:TC “Để đồ dùng đúng chỗ”,

-HĐ lao động:Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp lại các góc

15

72.Nhận biết cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh ảnh.

- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ, tranh ảnh.

-HĐ chơi:

+ Trẻ tự do tham gia chơi ở các góc chơi khác nhau

+ Trẻ tham gia làm album ảnh các nghề mà trẻ thích.

16

77. Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp, trường và gia đình

- Trẻ biết và thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi cộng cộng

HĐ ăn, ngủ : im lặng khi ăn và đi ngủ không được nói chuyện, nằm đúng tư thế ngủ

-HĐ sinh hoạt:

+ Trẻ tự cất đồ dùng các nhân.

17

  • 78. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép

- Sử dụng lời nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, trò chuyện.

HĐ chơi theo ý thích :

+ Luyện tập hành vi giao tiếp văn hóa, chào hỏi lễ phép.

+ Trẻ biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp khi tham gia vào các TC đóng vai

V.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ

18

87. Chú ý nghe, thích thú theo bài hát, bản nhạc, thích nghe và kể câu chyện.

- Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc theo bài hát, bản nhạc

HĐ học :

+ Nghe hát: “ Cô giáo miền xuôi”;“Đưa cơm cho mẹ đi cày”;

-HĐ chơi:

+ TCAN: Ai  nhanh nhất, ai đoán giỏi; “Gõ theo tiết tấu”, phân biệt các âm thanh khác nhau.

+ Biểu diễn các bài hát : cháu thương chú bộ đội, chú bộ đội, cháu yêu cô chú công nhân.

- Hát các bài hát liên quan đến chủ đề: “ Chú bộ đội”; “ cô giáo”…

19

89. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ,..

- Thể hiện bài hát đúng nhịp , có cảm xúc.

- Thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

20

91. Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.

- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm.

-HĐ chơi theo ý thích :

+ Thực hành làm tranh bằng các nguyên vật liệu phế thải theo nhóm .

+ Làm đồ chơi từ nguyên liệu như vỏ hộp sữa, cây, que kem, bìa các-tông,…

+ Làm album các dụng cụ nghề dịch vụ.  

21

96. Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.

- Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng

-HĐ học:

+ Tạo hình: Tô màu chú cảnh sát giao thông; Vẽ và tô màu dụng cụ nghề làm tóc; Cắt dán cái thang cho chú công nhân

-HĐ chơi:

+Cửa hàng làm tranh ảnh (tô màu, vẽ, xé dán: chân dung chú bộ đội, cô giáo)

+ Vẽ, nặn, tô màu, xé dán, cắt dán trong hoạt động chơi ở góc tạo hình; Nặn sản phẩm lưu niệm

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2

Chủ đề : Nghề nghiệp

Chủ đề nhánh : Bé làm thợ cắt tóc

Thời gian : 25/11 – 29/11/2024

Thứ

Hoạt động

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Đón trẻ, chơi,

thể dục sáng

  • - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng các nhân.
  • - Trò chuyện với trẻ về các công việc của nghề cắt tóc.

- Cho trẻ xem một số hình ảnh của nghề làm tóc.

- Thể dục buổi sáng:

+  Hô hấp: Thổi nơ

+ Tay vai: Đưa 2 tay ra trước, về phía sau.

+ Bụng lườn: Đứng nghiêng người sang 2 bên

+ Chân: Đứng, một chân nâng cao, gập gối.

+ Bật: Bật lên trước, ra sau, sang bên.

 

Hoạt động học

KPXH

Trò chuyện về công việc của thợ làm tóc.

 Tạo hình

Vẽ và tô màu dụng cụ nghề làm tóc

( trang 14)

    Thể dục:

- Bật xa 35 cm

    LQVH :

- Thơ  “Bé làm bao nhiêu nghề”

LQVT

Phân biệt hình tròn, hình vuông

Chơi, hoạt động ở các góc


 

* Góc phân vai:

- Chơi đóng vai thợ làm tóc, gội đầu, cửa hàng tạp hóa.

* Góc âm nhạc

- Hát, vận động các bài hát về nghề nghiệp, TCAN: Ai  nhanh nhất, ai đoán giỏi...

* Góc tạo hình:

+ Tô màu, cắt dán, trang trí tiệm làm tóc , chơi với đất nặn...    

+ Chơi với các dụng cụ âm nhạc, phân biệt các âm thanh khác nhau.

+ Thực hiện vở TH trang 12

* Góc học tập :

+ Thực hành luyện tập: So sánh kích thước của 3 vật dụng, sản phẩm của nghề (dài nhất-ngắn hơn-ngắn nhất; phát hiện và sắp xếp theo trình tự to nhất – nhỏ hơn – nhỏ nhất).

+Luyện tập: gộp 2 nhóm, tách thành 2 nhóm ( trong phạm vi 3), đếm nhận biết số lượng chữ số trong phạm vi 3;

+ Trò chơi: “Để đồ dùng đúng chỗ”, “Hãy thêm tôi vào nhóm”

*Góc xây dựng :

+ Xây nhà máy , khu công viên, cửa hàng, bến ô tô, bến cảng...

* Góc thư viện: Xem tranh truyện theo chủ đề, làm album các dụng cụ của nghề dịch vụ..

Chơi ngoài trời

- Trò chuyện về những ấn tượng của bé khi được đi tham quan tại nơi làm việc của nghề dịch vụ như : Cửa hàng làm tóc, siêu thị,…

- Nghe kể chuyện: “ Cuộc sống ở trong rừng”.

- Nghe hát: “ Cháu yêu cô chú công nhân”

- Cho trẻ chơi tự do với bóng.

- TC: “Người làm tóc”, “Hướng dẫn viên du lịch”.

- Bé dạo chơi xung quanh trường   

- Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời

Ăn, ngủ

  • - Ôn luyện kỹ năng rửa tay đúng sáu bước với xà phòng .
  • - Động viên trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc
  • - Tập cho trẻ tự xúc ăn, ăn được các loại rau khác nhau, ăn không rơi vãi cơm ra ngoài.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Ôn bài học buổi sáng.

- “Đọc” truyện qua tranh câu chuyện “Cuộc sống ở trong rừng”

- Luyện tập các thao tác nặn:  vo, vặn, véo, ấn ngón tay với đất nặn.

- Tô màu thẻ tên các nghề dịch vụ.                                               

- Thực hiện vở tạo hình trang 11

- Tuyên dương cuối tuần.

- Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng, đồ chơi, sáp xếp lại các góc

- Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ

-Vệ sinh trẻ sạch sẽ.

-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe,học tập của cháu.


 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

DỰ ÁN STEAM: BÉ YÊU CÔ GIÁO

Thời gian: 18/11-22/11/2024

 

          Thứ

                 

Hoạt động

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

 

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Cho trẻ xem tranh về bộ đội, công an, giáo viên.

- Trò chuyện về các nội dung của chủ đề.

- Chơi theo ý thích.

- Thể dục buổi sáng:

Đi vòng tròn, kết hợp đi các kiểu gót chân và chạy chậm, chạy nhanh về đội hình 3 hàng dọc tập thể dục.

+ Hô hấp: Hít vào, thở ra

+ Tay vai: Đưa 2 tay ra phía trước, gập khủy tay.

+ Bụng lườn: Hai tay chống hông, quay người sang hai bên.

+ Chân: Đứng, một chân đưa lên trước và khụy gối.

+ Bật: Bật tách khép chân tại chỗ.

Học

KPXH

Trò chuyện về nghề GVMN

ÂM NHẠC:

Nghe hát “Cô giáo miền xuôi”

   LQVT:

Đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo

LQVH:

Thơ “Em cũng là cô giáo”.

TẠO HÌNH

Làm thiệp tặng cô

Chơi và hoạt

động ở các góc

- Góc phân vai: Trò chơi gia đình; phòng khám bệnh; lớp học; bán hàng;...

- Góc xây dựng: Xếp hình “ Doanh trại”; “ Trường học”…

- Góc nghệ thuật :

+ Cửa hàng làm tranh ảnh (tô màu, vẽ, xé dán: chân dung chú bộ đội, cô giáo)

+ Tập gõ, đập phách tre, song loan.

+ Thực hiện vở tạo hình trang 13

- Góc học tập:

+ Chơi trò chơi: “Đố biết ai đây”; nhận biết các chữ số từ 1-3 trong thực tế, các số điện thoại khẩn cấp;  nhận biết một số sản phẩm của các nghề khác nhau…

+ Tô màu các thẻ chữ cái đã học.

- Góc sách: Cô cho trẻ xem tranh, truyện liên quan đến chủ đề. Sưu tầm, cắt dán làm truyện tranh về các nghề khác nhau, tô màu thẻ tên của các nghề.

Chơi ngoài

trời

- Trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo, chú bộ đội, chú cảnh sát giao thông,…

-Trò chơi vận động: “Tìm đúng nhà”, “Cướp cờ”, “Bộ đội hành quân”

- Trò chơi: “Nhìn trang phục đoán nghề”,

- Vẽ phấn trên sân hình ảnh các nghề mà trẻ thích.

- Làm quen câu chuyện: “ cô bác sĩ tí hon”

- Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Cô đi nuôi dạy trẻ”

- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời.

- Chơi với cát, nước.

- Chơi tự do

Ăn, ngủ

  • - Ôn luyện kỹ năng rửa tay đúng sáu bước với xà phòng .
  • - Động viên trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc

- Tập cho trẻ tự xúc ăn, ăn được các loại rau khác nhau, ăn không rơi vãi cơm ra ngoài.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Ôn lại bài thể dục buổi sáng.

- Thực hành làm tranh bằng các nguyên vật liệu phế thải theo nhóm

- Thực hiện vở LQCC trang chữ “u,ư”

- Nghe đọc thơ “Bé làm cô giáo”

- Hát các bài hát liên quan đến chủ đề: “ Chú bộ đội”; “ cô giáo”…

- Chơi trò chơi âm nhạc: “Gõ theo tiết tấu”, “Nghe bài hát, tìm đúng thứ tự của mình”

-Tuyên truyền cuối tuần.

Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ

-Vệ sinh trẻ sạch sẽ.

-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe,học tập của cháu.