CHỦ ĐỀ CÂY XANH

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT

Lớp: 5 – 6 tuổi

Thời gian thực hiện:3 tuần (từ ngày 21/10 – 8/11/2024)

TT

MỤC TIÊU

GIÁO DỤC

NỘI DUNG

GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC

 

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1

3.Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:

- Đi lên, xuống ván dốc (dài 2m, rộng 0,3m) một đầu kê cao 0,3m.

 

 

- Đi trên ván kê dốc.

 

- HĐ học:

+ Thể dục: Đi trên ván kê dốc

 

2

14. Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động:

- Tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, kéo khóa

- Xé, cắt các đường vòng cung.

- Tô, đồ các nét.

- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu.

 

- HĐ đón trả trẻ

- HĐ chơi:

+ HĐ góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc học tập

+ HĐ ngoài trời: Vẽ phấn trên sân theo chủ đề bé thích; Nhặt lá, cành hoa rụng để xếp hình hoa.

+Thực hành các loại vở luyện tập

3

15.Trẻ biết lựa chọn một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm: thực phẩm giàu chất đạm, giàu vitamin, muối khoáng…

- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.

+ Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng : rau, quả,…

- HĐ chơi:

+ Hoạt động góc: Thư viện, phân vai “ nấu ăn”

+ Hoạt động ngoài trời: Kể tên các món ăn được chế biến từ các loại cây lương thực và lợi ích của chúng.

+ Chơi hoạt động theo ý thích: TC, quan sát tranh về các món ăn được chế biến từ rau quả.

+ Trò chuyện về lợi ích của rau xanh và các loại trái cây.

4

22. Trẻ biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng,… là những vật dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần

- Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.

- HĐ sinh hoạt hằng ngày

- HĐ chơi:

+ Chơi đóng vai gia đình: nấu ăn ( an toàn khi sử dụng dao, kéo, bếp ga,…)

+ HĐ chiều: Trò chuyện về các vật dụng gây nguy hiểm như dao, kéo

 

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

5

29.Trẻ biết gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung.

- Đặc điểm, ích lợi và tác hại của cây, hoa, quả gần gũi như: Gọi tên cây gần gũi xung quanh. Tìm được đặc điểm chung của 3 (hoặc 4) cây…

- Sử dụng các từ khái quát để gọi tên nhóm cây cối, con vật đó.

 

HĐ học:KPKH:

+ Cây lớn lên nhờ gì?

+ Cây có từ đâu?

+ Những chiếc lá xinh đẹp

- HĐ chơi:

+ Dạo chơi ngoài trời, trò chuyện về một số điều kiện cần cho sự phát triển của cây.

+ Trò chuyện về lợi ích của cây xanh đối với cuộc sống của con người.

+ Trò chuyện về các loài hoa mà bé biết; Kể tên các loại hoa có trong vườn trường.

  • HĐ góc:

+ TC: “Phân loại rau củ quả”; “Tạo nhóm”; “Về đúng nhà”

6

34.Trẻ biết cách làm thí nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận.

- Quá trình phát triển của cây, con vật, điều kiện sống của một số loại cây, con vật.

- HĐ chơi:

+ Trò chuyện  về một số điều kiện cần cho sự phát triển của cây

+ Bé thực hành chăm sóc cây xanh trên sân trường.

+ Thí nghiệm hoa hồng đổi màu.

+ Trò chuyện về quá trình phát triển của cây.

7

41.Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.

- So sánh sự khác và giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng.

- So sánh sự khác nhau của một số con vật, cây, hoa quả.

- HĐ chơi:

+ HĐ góc: rắp ráp mô hình cây; gấp hình một số loại cây; trò chơi phân loại cây sống nhờ vào gì ?

+HĐ ngoài trời: Xem tranh, kể tên một số loại rau,quả, nêu đặc điểm của chúng; Trò chuyện về thời tiết và một số rau củ có theo mùa.

8

 44.Quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm

- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.

- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.

- Chọn thẻ chữ số tương ứng với số lượng đã đếm được.

- HĐ học: LQVT: Đếm đến 6, nhận biết số lượng trọng phạm vi 6, chữ số 6

- Hoạt động chơi:

+ Chơi ở góc học tập: Chơi với các con số, đếm theo khả năng; chơi với nhóm số lượng 6

+ Thực hành vở luyện tập LQVT.

9

54.Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.

- Đo độ dài 1 vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.

- HĐ học:

+ LQVT: Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

+ LQVT: Ôn đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

  • HĐ góc học tập: So sánh chiều dài của các loại rau củ quả (3 đối tượng)

 

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

10

69.Thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể, ví dụ “Các bạn có tên bắt đầu bằng chữ T đứng sang bên phải, các bạn có tên bắt đầu bằng chữ H đứng sang bên trái”.

-Nghe,hiểu lời nói và làm theo được 2-3 yêu cầu liên tiếp

- HĐ học: LQVH: Kể chuyện “ Sự tích cây khoai lang”, “ hạt đỗ sót”

- Hoạt động chơi:

+ Chơi góc thư viện:

 Chọn sách, xem và “đọc ” sách về chủ đề thực vật; Nghe kể chuyện: “ Hạt đỗ sót”

11

72.Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.

- Kể lại truyện đã được nghe một cách rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm như: độc thoại, ngụ ngôn.

- Kể lại truyện đã được nghe diễn cảm thể hiện được tính cách nhân vật chính trong câu chuyện.

 

- HĐ học: LQVH

+ Nghe cô đọc thơ: “ Hoa cúc vàng; hoa kết trái,…”

+ Kể chuyện: “Hạt đỗ sót”; “ Sự tích cây khoai lang”

  • HĐ chơi:

+ Góc thư viện:

+ Chơi ngoài trời: Xem sách tranh về về một số rau củ quả, xem ảnh kể chuyện về một số rau củ quả, kể chuyện sáng tạo theo tranh, làm sách về rau quả; Thi đọc thơ diễn cảm…

TC đóng kịch: “ Chú đỗ con”

+ Chơi TCDG: “mèo đuổi chuột; Rồng rắn lên mây,…”

12

77.Trẻ sử dụng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh…

-Nghe, hiểu nội dung câu đơn, câu mở rộng, câu phức trong giao tiếp hằng ngày.

 

- HĐ sinh hoạt hằng ngày

- HĐ chơi: Các góc chơi “ phân vai, xây dựng. nghệ thuật”

+ Chơi ngoài trời và chơi theo ý thích.

13

85.Trẻ biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện

- Mạnh dạn, chủ động giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh.

- Sử dụng ngôn ngữ nói để quan hệ và hợp tác với bạn bè trong các hoạt động.

- HĐ chơi:

+ Các góc “ Phân vai, xây dựng, học tập, thư viện”

+ Chơi ngoài trời:

Đọc câu đố, thơ về chủ đề

Chơi trò chơi:   “Gío thổi”, “Bắt bướm”, “Lộn cầu vòng”, “Dung dăng dung dẻ”, “Leo núi”; “Kết chùm”, “Ai nhanh nhất”…

 TCDG: “Rồng rắn lên mây”; “Đi cầu đi quán”

14

90.Chọn sách để “đọc” và xem.

-Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau

- HĐ chơi:

+ Góc thư viện: Nghe kể chuyện: “Chú đỗ sót”.

Tập “đọc” các bài thơ, câu chuyện đã biết theo truyện tranh.

+ Xem sách tranh về các loại lương thực, xem ảnh, kể chuyện về  một số lương thực, ích lợi của chúng, kể chuyện sáng tạo theo tranh.

15

97.Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình

-Tập tô, tập đồ các nét chữ.

-Hướng viết của các nét chữ

- HĐ học: LQCC “b,d,đ”

- Hoạt động chơi :Góc học tập: Tô các nét cơ bản

+ Thực hiện vở bài tập “LQCC”

16

100.Trẻ biết bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.

- Bắt chước hành vi viết trong vui chơi và các hoạt động hàng ngày (cầm viết và ngồi viết đúng cách).

- HĐ chơi:

+ HĐ các góc: Góc nghệ thuật, học tập

+ HĐ ngoài trời: Vẽ phấn trên sân

+ HĐ chiều: Rèn trẻ cách ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế, cách cầm bút đúng.

 

17

102.Trẻ biết "viết" chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

- Chỉ được tiếng trong trang sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

- Phân biệt được phần mở đầu, kết thúc câu chuyện.

 

- HĐ chơi:

+ HĐ góc: học tập, góc thư viện: Tập “đọc” các bài thơ, câu chuyện đã biết theo truyện tranh.

+ HĐ ngoài trời:

Vẽ phấn trên sân theo chủ đề bé thích.

  •  

 

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI.

18

104.Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và việc gì bé không làm được

-Sở thích, khả năng của bản thân.

- HĐ sinh hoạt hằng ngày

- HĐ đón, trả trẻ

19

109.Tự làm một số việc đơn giản hằng ngày( vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…)

-Thực hiên công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi)

- Hoạt động sinh hoạt hằng ngày: Giúp cô kê bàn ghế, thu dọn đồ dung sau giờ học, giờ chơi, giờ ăn…

- Hoạt động chơi:

+ HĐ góc: Góc phân vai, góc xây dựng, góc tạo hình,…

+ HĐ chiều: Thực hành lao động dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng theo tổ, nhóm. Cất đồ dùng đúng chỗ, sắp xếp đồ chơi gọn gàng.

20

122. Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép

-Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép, lịch sự.

- Hoạt động sinh hoạt hằng ngày: Khi có người lớn (cô giáo) vào lớp biết tự chào hỏi.

- HĐ đón trả trẻ: Chào cô, ba mẹ trước khi vào lớp và khi ra về

- Hoạt động chơi:

+ Góc phân vai: Chơi gia đình, cửa hàng…

 

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ.

21

   142. Hát đúng giai điệu, lời ca, diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ,…

-Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

-HĐ học: Âm nhạc

+ Dạy hát “Em yêu cây xanh”

+ Nghe hát: “ Hat gạo làng ta”; “ Lý cây bông”

- Hoạt động chơi: Ngoài trời, hoạt động chiều

+ HĐ chiều: Vận động nhẹ nhàng theo giai điệu các bài hát: “Cây xương rồng”,”Tưới cây”.

22

144.Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.

- Chọn màu thích hợp để tô, tô đều màu.

- Không tô ra ngoài đường viền hình vẽ.

 

- HĐ học: Tạo hình: “ Tạo hình rau, củ, quả”

- HĐ chơi:

+ HĐ góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu các loại hoa,vườn hoa, các loại lương thực…

+ HĐ chiều: Làm vở bài tập

 Rèn kỹ năng tô màu không lem ra ngoài, kỹ năng phối màu.

23

151.Gõ đệm bằng dụng cụ, tiết tấu tự chọn

-Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.

- HĐ chơi:

+ Chơi ở góc âm nhạc: Chơi nhạc cụ, ôn vỗ tay theo tiết tấu chậm.

+ HĐ chiều: Rèn kỹ năng gõ đệm bằng các dụng cụ âm nhạc.

+ Chơi theo ý thích

24

155.Trẻ biết thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau.

- Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.

- Xây dựng các "công trình" từ những khối xây dựng khác nhau.

- Tự nghĩ ra các hình thức vận động minh họa / múa sáng tạo các bài hát, bản nhạc yêu thích...

- HĐ sinh hoạt hằng ngày

- HĐ học:

+ Tạo hình: “ Tạo hoa bằng dấu vân tay; tạo hình rau, củ, quả”; “ Làm bức tranh từ lá cây”

-HĐ chơi:

+ Góc xây dựng (xây ngôi nhà, nông tại, nhà máy, khu vườn…)

+ Góc nghệ thuật: Tạo hình, âm nhạc

+ HĐ chiều: Làm album ảnh về một số rau quả

 

 

 

 

 

 

 

CHỦ ĐỀ: CÂY XANH

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2

Chủ đề nhánh:  Cây cần gì để lớn lên

Thời gian thực hiện:  28/10 - 01/11/2024

 

     T/gian

 

Hoạt động

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ: + Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

                 + Chơi theo ý thích.

                 + Hướng trẻ vào các bức tranh về một số loại cây và hoa treo ở lớp.

                 + Trò chuyện với trẻ cây lớn lên nhờ gì ?

Thể dục sáng: Tập theo nhạc

Hô hấp     : Thổi nơ

Tay vai     : Hai tay đưa lên cao,gập vào vai

Bụng lườn: Hai tay chống hông,xoay người 90 độ

Chân        :  Hai tay chống hông,đưa chân ra trước

Bật           :  Bật chụp tạch chân

Hoạt động học

KPKH

Cây cần gì để lớn lên?

LQVT

Đếm đến 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, chữ số 6

TẠO HÌNH

 Tạo hoa bằng dấu vân tay (Trag 16)

THỂ DỤC

Đi trên ván kê dốc

Âm nhạc:

Nghe hát: “Lý cây bông”

Chơi, hoạt động ở các góc

* Góc phân vai: Cửa hàng bán cây cảnh, cả nhà chăm sóc vườn cây.

* Góc xây dựng: xây công viên, vườn hoa.

* Góc nghệ thuật :

- Tạo hình: Cắt dán các loại quả mà bé yêu thích

- Âm nhạc: Chơi nhạc cụ, ôn vỗ tay theo tiết tấu chậm.

* Góc học tập :

+ Tô các nét cơ bản. Ôn thứ tự các số đã học trong dãy số tự nhiên.

+ Chơi với các con số.

+ Thực hành vở LQVT trang 14

*Góc thư viện :

+ Chọn sách, xem và “đọc ” sách về chủ đề thực vật.

+ Nghe cô kể chuyện “Hạt đỗ sót”, “ Sự tích cây khoai lang”

+ Sắp xếp góc thư viện

Chơi ngoài trời

- Dạo chơi ngoài trời, trò chuyện  về một điều kiện cần cho sự phát triển của cây.

- Bé thực hành chăm sóc cây xanh và hoa trên sân trường.

- Trò chuyện về lợi ích của cây và hoa đối với cuộc sống của con người.

- Thực hành thí nghiệm “Hoa hồng đổi màu”

- Vẽ phấn trên sân theo chủ đề bé thích.

- Chơi trò chơi:   “Gió thổi”, “Bắt bướm”, “Lộn cầu vòng”, “Dung dăng dung dẻ”, “Leo núi”

- Chơi tự do

Ăn, ngủ

- Rèn cho trẻ các kĩ năng rửa tay, đánh răng đúng qui trình.

- Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi.

- Cho trẻ nằm im lặng và ngay ngắn trước khi ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Trò chuyện về các loại cây trong vườn nhà bé.

- Vận động nhẹ nhàng theo giai điệu các bài hát: “Cây xương rồng”, “Tưới cây”.

- Nghe đọc thơ: “Hoa cúc vàng”; “Hoa kết trái”

- Rèn kỹ năng tô màu không lem ra ngoài, kỹ năng phối màu.

- Chơi tự do ở góc phân vai và chơi theo ý thích

-Tuyên dương cuối tuần.

Trẻ ra về và trả trẻ

  • Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ
  • Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ

 

CHỦ ĐỀ: CÂY XANH

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1

Chủ đề nhánh:  Cây có từ đâu?

Thời gian thực hiện:  21/10 – 25/10/2024

 

             T/gian

 

Hoạt động

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ:

 + Hướng dẫn trẻ điểm danh theo tổ, động viên trẻ đi học chuyên cần.

 + Trò chuyện với trẻ về  một số rau củ, quả ( có thể là rau củ trẻ đã ăn hay nhìn thấy ngoài chợ, hay nhìn thấy trên tivi, trong sách, tranh,…)

 + Chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về một số rau củ quả

- Thể dục sáng: Tập theo nhạc

Hô hấp     : Thổi nơ

Tay vai     : Hai tay đưa lên cao, gập vào vai

Bụng lườn: Hai tay chống hông, xoay người 90 độ

Chân        :  Hai tay chống hông, đưa chân ra trước

Bật           :  Bật chụp tách chân

Hoạt động học

KPKH

Cây có từ đâu?

LQVT

Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

TẠO HÌNH

Xé, dán cây ăn quả ( trang 15)

 GDAN

Hát : “Em yêu cây xanh”

LQCC

Chữ cái “b”

Chơi, hoạt động góc

* Góc phân vai:  Gia đình, bán hàng,quán ăn.

* Góc xây dựng:  Xây dựng nông trại, lắp ghép mô hình vườn rau.

* Góc nghệ thuật :

- Tạo hình: Rèn kỹ năng nặn; Tạo hình các loại rau củ, quả.

- Âm nhạc: Chơi nhạc cụ, nghe âm thanh, nghe hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát.

* Góc học tập :

+ Thực hiện vở LQCC trang chữ b

+ TC: “Phân loại rau củ quả”; “Tạo nhóm”; “Về đúng nhà” .

*Góc thư viện : Xem sách tranh về về một số rau củ quả, xem ảnh kể chuyện về một số rau củ quả, kể chuyện sáng tạo theo tranh, làm sách về rau quả.

Chơi ngoài trời

- Xem tranh, kể tên một số loại rau,quả, nêu đặc điểm của chúng.

- Thực hành trồng và chăm sóc cây xanh

- Trò chuyện về thời tiết và một số rau củ có theo mùa.

- Quan sát các  loại rau có trong vườn trường.

- Chơi trò chơi:  “Kết chùm”. “Đi cầu đi quán”,“Rồng rắn lên mây”.

- Đọc câu đố, thơ về một số loại rau quả

- Chơi tự do ở các góc mà trẻ thích.

Ăn, ngủ

- Rèn cho trẻ các kĩ năng rửa tay, đánh răng đúng qui trình.

- Trẻ phụ giúp cô chuẩn bị bàn ăn: Trải khăn bàn, sắp xếp ghế, bỏ bình hoa,…

- Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi.

- Cho trẻ nằm im lặng và ngay ngắn trước khi ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Làm album ảnh về  một số rau quả.

- Trò chuyện, quan sát tranh về các món ăn được chế biến  từ rau quả.

- TC nhận biết chữ cái, ghép vần theo tên gọi của các loại rau qủa.

- Nghe đọc truyện hoặc kể lại truyện, ôn bài hát, bài thơ, đố vui.

- Chơi tự do ở góc phân vai và chơi theo ý thích

-Tuyên dương cuối tuần.

Trả trẻ

  • Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ
  • Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ
             

 



CHỦ ĐỀ: CÂY XANH

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3

DỰ ÁN STEAM: NHỮNG CHIẾC LÁ

Thời gian thực hiện:  04/11 - 08/11/2024

 

     T/gian

 

Hoạt động

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ: + Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

                 + Chơi theo ý thích.

                 + Trò chuyện về các loài cây trong sân trường

Thể dục sáng: Tập theo nhạc

Hô hấp     : Thổi nơ

Tay vai     : Hai tay đưa lên cao,gập vào vai

Bụng lườn: Hai tay chống hông,xoay người 90 độ

Chân        :  Hai tay chống hông,đưa chân ra trước

Bật           :  Bật chụp tạch chân

Hoạt động học

KPKH

Những chiếc lá xinh đẹp

LQCC

Chữ cái “d,đ”

TẠO HÌNH

 Làm bức tranh từ lá cây

LQVH

KC: “Sự tích cây khoai lang”

LQVT

Ôn đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

Chơi, hoạt động ở các góc

* Góc phân vai: Cửa hàng bán cây cảnh, cả nhà chăm sóc vườn cây.

* Góc xây dựng: xây công viên, vườn hoa.

* Góc nghệ thuật :

- Tạo hình: Thực hiện vở TH trang 17

- Âm nhạc: Chơi nhạc cụ, ôn vỗ tay theo tiết tấu chậm.

* Góc học tập :

+ Chơi với các loto thẻ chữ cái và chữ số

+ Thực hành vở LQCC trang chữ d,đ

*Góc thư viện :

+ Chọn sách, xem và “đọc ” sách về chủ đề thực vật.

+ Sắp xếp góc thư viện

Chơi ngoài trời

- Trò chuyện về màu sắc, hình dáng của các loại lá khác nhau.

- Bé thực hành chăm sóc cây xanh và hoa trên sân trường.

- Trò chuyện về lợi ích của việc ăn nhiều rau xanh và trái cây.

- Vẽ phấn trên sân theo chủ đề bé thích.

- Chơi trò chơi:   “Gió thổi”, “Bắt bướm”, “Lộn cầu vòng”, “Dung dăng dung dẻ”, “Leo núi”

- Chơi tự do

Ăn, ngủ

- Rèn cho trẻ các kĩ năng rửa tay, đánh răng đúng qui trình.

- Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi.

- Cho trẻ nằm im lặng và ngay ngắn trước khi ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Rèn kỹ năng tự thay quần áo, giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ, gọn gàng.

- Vận động nhẹ nhàng theo giai điệu các bài hát trong chủ đề.

- Làm quen câu chuyện: “Sự tích cây khoai lang”

- Rèn kỹ năng tô màu không lem ra ngoài, kỹ năng phối màu.

- Hoàn thành các loại vớ luyện tập

- Chơi tự do ở góc phân vai và chơi theo ý thích

-Tuyên dương cuối tuần.

Trẻ ra về và trả trẻ

  • Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ
  • Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ