CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ:

NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Lớp: 5 – 6 tuổi

Thời gian thực hiện: từ ngày 2/12 – 20/12/2024

TT

MỤC TIÊU

GIÁO DỤC

NỘI DUNG

GIÁO DỤC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1

8.Trẻ biết phối hợp tay - mắt trong vận động.

- Ném trúng đích đứng (xa 2mx cao 1,5m).

- Ném và bắt bóng với người đối diện bằng hai tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m.

- Ném xa và ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay.

HĐ học:

+ Thể dục: ném xa bằng một tay; ném xa bằng 2 tay

2

14. Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt trong một số hoạt động:

 

- Xé, cắt các đường vòng cung.

- Tô, đồ các nét.

- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu.

 

- HĐ học:

+ Tạo hình: Xé dán mây

+ Tô màu, cắt, xé dán các nguồn nước dùng hằng ngày, các PTGT trên mặt nước, các con vật sống dưới nước.

+ Rèn kỹ năng cầm bút, tô màu chữ cái, tô nét đã học.

+ Thực hiện vở luyện tập

3

17. Trẻ biết : ăn  nhiều loại thức ăn, ăn chin, uống nước đun sôi để khỏe mạnh: uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không lợi cho sức khỏe

- Trẻ nhận biết các món ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng và đủ chất.

- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật ( ỉa chảy, sâu rang, suy dinh dưỡng,béo phì…)

- HĐ CHƠI:

+ Góc phân vai: bác sĩ, gia đình, người bán hàng ( bán nước giải khát)

- HĐ sinh hoạt hàng ngày:

- HĐ trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ

4

18. Trẻ thực hiện được một số việc đơn giản: Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng.

- Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định.

- Đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết đi xong giội/dật nước cho sạch.

- Tập luyện kỹ năng: Đánh răng, rửa tay bằng xà phòng.

- Đi vệ sinh đúng nới quy định, sửa dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. Đi vệ sinh xong biết giội nước cho sạch.

- Tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi qui định.

 

- HĐ giờ ăn: Cho trẻ đánh răng sau khi ăn xong.

- HĐ sinh hoạt hằng ngày:

+ Rèn kỹ năng tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn và để đúng nơi quy định.

+ Rèn kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ vệ sinh đúng cách. Đi vệ sinh biết dội nước cho sạch.

5

23. Trẻ biết những nơi như : ao, hồ, bể chứa nước,… Là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần

  • Nhận biết và nói được những nơi nguy hiểm, không nên đến gần.

- HĐ chơi:

+ Góc xây dựng: “ hồ bơi, công viên, nhà máy thủy điện.

+ Chơi ngoài trời: Dạo chơi, tham quan hồ bơi.

Chơi đong nước, vật chìm vật nổi.

 

  1. II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

6

27 Trẻ thích tìm tòi khám phá , sự vật hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng

- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa.

- Sự thay đổi sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.

- HĐ đón trẻ: Trò chuyện về thời tiết khi bé đến lớp

- HĐ học: KPKH:  

+ Bé biết gì về nước?

+ Các nguồn ánh sáng

+ Không khí có ở đâu

- HĐ chơi:

+ Trò chuyện về thời tiết các mùa.

+ Trò chuyện về cách lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.

+ Trò chuyện về vai trò của nước, ánh sáng mặt trời, mặt trăng đối với cuộc sống con người.

 

  1.  

30.Trẻ biết nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên.

- Các nguồn ánh sáng, không khí và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, cây cối và con vật.

  1.  

31 Trẻ biết nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống

  • - Nêu được điểm khác biệt cơ bản giữa 2 mùa: Mùa hè với mùa động, Mùa mưa với mùa khô

9

32. Trẻ biết dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.

 

- Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng.

- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi, hiện tượng tự nhiên có thể xảy ra tiếp theo

- Giải thích dự đoán của mình.

-HĐ chơi

+ Trò chuyện về những dấu hiệu báo hiệu các HTTN.

  • HĐ học:

+ KPKH: Các nguồn ánh sáng

+ KC: “ Cô con gái út của ông Mặt trời”

 

  1.  

34.Trẻ biết cách làm thí nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận.

  • - Một số đặc điểm, tính chất của nước, đất, đá, cát sỏi,…

- HĐ chơi:

+ Chơi ngoài trời: Chơi đong nước, vật chìm vật nổi; Làm thí nghiệm về sự hòa tan của nước; chơi với nước..

TC: “ Ai nhanh nhất; đội nào giỏi hơn”

+ Thí nghiệm: “ bể lọc nước”; “ Thổi bong bóng bằng baking soda”

  1.  

37.Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng

- Các nguồn nước trong môi trường sống.

- Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vât và cây.

  •  

- HĐ đón trẻ: Trò chuyện và cho trẻ xem tranh về nguồn nước và công dụng của nước đối với con người.

- HĐ học:

+ GDAN: Hát: “Cho tôi đi làm mưa”;  Nghe hát: “Mưa rơi”

+ Tạo hình:  Làm bè nổi; làm khinh khí cầu

- HĐ chơi:

- Xem truyện tranh, kể chuyện về các nguồn nước trong tự nhiên.

+ Chơi ngoài trời: Trò chuyện về vai trò của nước đối với cuộc sống con người;

+ Chơi theo ý thích: làm album các nguồn nước trong tự nhiên; Trò chuyện về các hành vi giữ gìn, bảo vệ nguồn nước.

  1.  

38.Giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.

- Cách chăm sóc, bảo vệ con vật, cây.

13

54 Sử dụng một số dụng cụ để đo động và so  sánh nói kết quả

- Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo

-HĐ học:

+LQVT: Đo dung tích các vật bằng 1 đơn vị đo; So sánh dung tích các vật.

+ Thực hiện vở luyện tập LQVT.

- HĐ chơi: Góc học tập: So sánh dung tích của ba đối tượng bằng một đơn vị đo

:Ước lượng bằng mắt, dùng đơn vị đo và diễn đạt.

  1. III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

14

72. Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi trẻ

- Nghe, hiểu nội dung câu chuyện, thơ phù hợp với độ tuổi…qua các hoạt động đọc thơ,  kể lại chuyện theo đúng trình tự…

Hoạt động học:

- LQVH: Kể chuyện “Giọt nước tí xíu” ; “ Nang tiên bóng đêm”

- Thơ : “Mưa rơi”; “ Mùa xuân trước cửa”

- HĐ chơi: Góc thư viện : Xem truyện tranh, nghe kể chuyện theo tranh về chủ đề hiện tượng tụ nhiên; xem truyện tranh, kể chuyện về chủ đề

+ Chơi ngoài trời: Thi đọc thơ điễn cảm, kể chuyện sáng tạo

+ Chơi theo ý thích: Làm quen bài thơ trong chủ đề.

15

79.Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.

- Hướng dẫn bạn bè trong trò chơi, trong hoạt động học, hoạt động góc.

- Trao đổi bằng lời nói để thống nhất đề xuất trong cuộc chơi với các bạn.

- HĐ chơi: Góc “ phân vai, xây dựng, thư viện..”

+ Chơi ngoài trời: Trò chuyện về các góc chơi trong lớp

+ TCVĐ và TCDG: “ mèo đuổi chuột; bịt mắt bắt dê”; “ cướp cờ”..

16

80.Miêu tả sự việc với một số thông tin về hành động, tính các, trạng thái… của nhân vật

-Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự

- HĐ chơi:

+ Nghe kể chuyện: “ Cô con gái út của ông Mặt trời”; “Giọt nước tí xíu”

+ Tập kể lại câu chuyện bé thích.

- Xem tranh, tập đọc bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến

- Xem tranh trường về thời tiết, chọn hành vi đúng/ sai về kĩ năng sống.

- Xem truyện tranh, kể chuyện về các hiện tượng  tự nhiên; Xem tranh ảnh, kể chuyện theo chủ đề…

17

82.Kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiên… trong nội dung truyện.

-Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh

18

91. Kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân.

- Đọc truyện qua các tranh vẽ

  1.  
  1. Trẻ thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh
  • Tiếp xúc với chữ viết trong các góc chơi, trong truyện, sách, tạp chí, nhãn mác các hàng hóa, danh mục, khẩu hiệu, thực đơn…
  •  

- Hoạt động học:

+ LQCC Chữ cái: “I,t”

+ Thực hiện vở LQCC

- HĐ chơi:

TC: “ Đi tìm chữ cái”; “ nhìn nhanh đoán đúng”

+ Chơi ngoài trời: Vẽ bằng phấn các chữ cái chữ số đã học.

+ HĐ chiều: Ôn các chữ cái, chữ số

  1. IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TC VÀ KNXH

20

114.  Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn

- Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng-sai”, “tốt-xấu”

- HĐ sinh hoạt hằng ngày

- HĐ chơi:

+ Chơi góc “phân vai, góc thư viện, xây dựng…

+Chọn hành vi đúng/sai về kĩ năng sống.

21

  1. Trẻ có nhóm bạn chơi thường xuyên
  • - Phối hợp với bạn khi chơi với nhau. Thể hiện tình cảm của mình với bạn hay cùng chơi.
  • - Chơi hòa thuận, biết chờ đến lượt khi tham gia cùng bạn trong các hoạt động.

- HĐ chơi:

+TCDG “lộn cầu vồng”, “ Kéo cưa lừa xẻ”; “ mèo đuổi chuột”…

+ Chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường

22

135.Trẻ biết quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.

- Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các trẻ khi tham gia vào các hoạt động chơi và học.

-HĐ chơi:

+ Trẻ tham gia chơi ở các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và hoạt động chiều

23

137.Trẻ biết nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường.

- Ảnh hưởng một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường qua tranh ảnh, phim, thực tế và thể hiện thái độ phù hợp.

-HĐ chơi:

+ Nhặt lá vàng rơi và bỏ vào thùng rác

+ Trò chuyện về các hành vi giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm nước trong cuộc sống

  • HĐ học:

+ KPKH: Không khí có ở đâu?; “ Bé biết gì về nước”

24

138.Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dung, không để thừa thức ăn.

-Tiết kiệm điện, nước.

  1. V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ

25

142. Hát đúng giai điệu, lời ca, diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ,…

-Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

-HĐ học: Âm nhạc

+ Nghe hát: “Trái đất này là của chúng mình” ; “ mưa rơi”

+ Góc nghệ thuật: Hát và vận động theo nhạ các bài hát trong chủ điểm; về chủ đề HTTN

+ Chơi ngoài trời: “ Thi hát các bài hát theo chủ đề”

26

143.Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức ( vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa).

-Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát, bản nhạc

  1.  

144.Tô màu kín hình, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ

  • Chọn màu thích hợp để tô, tô đều màu
  • Không tô ra ngoài đường viền hình vẽ
  • Phối hợp các kĩ năng vẽ và tô màu để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hào, bố cục cân đối.

- HĐ học:  tạo hình

+ Vẽ cảnh biển; Bầu trời đêm

+ Vẽ trang phục theo mùa theo ý thích

- HĐ chiều: Hoàn thành vở luyện tập

 

  1.  

150.Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.

- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc yêu thích.

- HĐ chơi:

+ Hát và vận động các bài hát về chủ đề  Nước các hiện tượng tự nhiên

+  Nghe nhạc và hát, múa các bài hát về Các hiện tượng tự nhiên

 

 

CHỦ ĐỀ: NƯỚC & CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1

Chủ đề nhánh: Bé biết gì về nước?

Thời gian thực hiện:   2/12 – 06/12/2024

 

HOẠT ĐỘNG

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, nhận biết ký hiệu cá nhân.

- Trò chuyện và cho trẻ xem tranh về nguồn nước và công dụng của nước đối với con người.

- Chơi tự do

- Thể dục sáng: Tập theo cô và tập theo nhạc

Hô hấp     : Thổi nơ bay

Tay vai     : Hai tay đưa lên cao, gập vào vai

Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ

Chân        : Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước

Bật           : Chụm tách chân

Hoạt động học

KPKH

Bé biết gì về nước?

LQVH

KC “ Giọt nước tí xíu”

GDAN

Nghe hát: “Mưa rơi”

TẠO HÌNH

Xé dán mây

( trang 29)

 

LQVT:

Đo dung tích các vật bằng 1 đơn vị đo

Chơi, hoạt động góc

* Góc chơi phân vai: Chơi đóng vai “Bác sĩ”, gia đình, người bán hàng (Bán áo mưa, ô, ủng đi mưa, nước các loại,..).

* Góc xây dựng: xây hồ bơi, công viên, nhà máy thủy điện.

* Góc nghệ thuật :

- Tô màu, cắt, xé dán, nặn các nguồn nước dùng hằng ngày, các PTGT trên mặt nước, các con vật sống dưới nước.

- Hát và vận động theo nhạc các bài hát trong chủ điểm.

* Góc học tập :

- So sánh dung tích của hai đối tượng bằng các cách khác nhau: Ước lượng bằng mắt, dùng đơn vị đo và diễn đạt. Thực hiện vở LQVT trang 43.

- Rèn kỹ năng cầm bút, tô màu chữ cái, tô nét đã học.

- TC: “Đi tìm chữ cái”; “Nhìn nhanh đoán đúng”

* Góc thư viện:

- Xem truyện tranh, kể chuyện về các HTTN

- Nghe đọc thơ: “ Trăng ơi từ đâu đến”

- Nằm nghỉ ngơi.

Chơi ngoài trời

- Dạo chơi, tham quan hồ bơi.

- Trò chuyện về vai trò của nước, ánh sáng mặt trời, mặt trăng đối với cuộc sống con người.

- Chơi đong nước, vật chìm vật nổi.

- Làm thí nghiệm về sự hòa tan của nước.

- Làm bè nổi

- Chơi trò chơi:

+ TCVĐ : “Ai nhanh nhất” “Chuyền bóng”; “Đội nào nhanh hơn”

+ TCDG: “Lộn cầu vồng”. “Mèo đuổi chuột”.

- Chơi tự do với cac trò chơi trong sân trường.

- Thực hành nhặt lá rơi bỏ thùng rác, giáo dục bảo vệ môi trường sống.

Ăn, ngủ

- Cho trẻ rửa tay trước khi ăn.

- Cho trẻ “ Mời cô và các bạn” khi vào bữa ăn.

- Cho trẻ đánh răng sau khi ăn xong.

- Cho trẻ nằm ngay ngắn và đọc bài thơ “ giờ đi ngủ” trước khi ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Trò chuyện về các hành vi giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.

- Nghe kế chuyện: “ Nàng tiên bóng đêm”

- Hát: “Cho tôi đi làm mưa với”

- TC: “Tìm chữ cái trong từ và phát âm”

- Làm quen bài thơ trong chủ đề

- Thực hiện vở LQCC trang chữ i

- Chơi theo ý thích

Trả trẻ

- Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ

 

 

CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2

Chủ đề nhánh: Không khí

Thời gian thực hiện:  09/12 – 13/12/2024

 

HOẠT ĐỘNG

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Trò chuyện, cho trẻ xem tranh ảnh về các HTTN, lợi ích và tác hại của chúng.

-  Hướng dẫn trẻ điểm danh theo tổ, động viên trẻ đi học chuyên cần.

- Chơi tự do.

- Thể dục sáng: Tập theo nhạc

+ Hô hấp     : Hai tay ra trước gập trước ngực

+Tay vai     : 2 tay dang ngang gập sau gáy

+ Lưng bụng: 2 tay đưa cao, gập người tay chạm mũi bàn chân

+Chân        : Đứng đưa 1 chân ra trước khuỵu gối

+ Bật           : Bật tách chân và khép chân

Hoạt động học

KPKH:

Không khí có ở đâu?

LQCC

“i”

THỂ DỤC

Ném xa bằng 1 tay

LQVT

So sánh dung tích các vật

TẠO HÌNH

Làm khinh khí cầu

Chơi, hoạt động góc

* Góc phân vai: Chơi đóng vai người bán hàng, bố mẹ đưa con đi học, cô giáo

* Góc xây dựng: Xây trường học, nhà ở.

* Góc nghệ thuật :

- Tạo hình: Rèn kỹ năng cầm kéo, tô màu.  Thực hiện vở tạo hình trang 28;

- Âm nhạc: Nghe nhạc, hát và vận động theo nhạc các bài hát theo chủ đề.

* Góc học tập :

+ Tập tô các nét cơ bản. Thực hiện vở LQCC trang chữ t

+ Chơi với các que tính; xem tranh, trò chơi với nhóm số lượng.

+ TC: “Ghép chữ cái ”; “Kết chùm”

*Góc thư viện : Xem truyện tranh, nghe kể chuyện theo tranh về chủ đề hiện tượng tụ nhiên.

Chơi ngoài trời

- Khám phá các hiện tượng thời tiết theo mùa

- Tập kể lại câu chuyện bé thích

- Thi hát các bài hát theo chủ đề.

- Chơi trò chơi:

+ TCVĐ:  “Chuyền bóng”,”Ai nhanh nhất”  “Cướp cờ”; “ trời nắng, trời mưa”

+TCDG “lộn cầu vồng” “ gieo hạt”.

+ Chơi với nước.

+ Chơi tự do

Ăn, ngủ

- Rèn cho trẻ các kĩ năng rửa tay, đánh răng đúng qui trình.

- Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi.

- Cho trẻ nằm im lặng và ngay ngắn trước khi ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Rèn trẻ kỹ năng tự thay quần áo. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ.

- Trò chuyện về cách lựa chọn trang phục theo mùa, theo thời tiết.

- Tập làm thí nghiệm thổi bong bóng bằng baking soda.

- Thực hiện vở TH trang 29

 - Ôn các chữ số và chữ cái.

- Chơi tự do ở góc phân vai và chơi theo ý thích

-Tuyên dương cuối tuần.

Trả trẻ

  • Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ
  • Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ

 

 

 

CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3

Chủ đề nhánh: Ánh sáng

Thời gian thực hiện:  16/12 – 20/12/2024

 

HOẠT ĐỘNG

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng

- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Trò chuyện, cho trẻ xem tranh ảnh về các HTTN, lợi ích và tác hại của chúng.

-  Hướng dẫn trẻ điểm danh theo tổ, động viên trẻ đi học chuyên cần.

- Chơi tự do.

- Thể dục sáng: Tập theo nhạc

+ Hô hấp     : Hai tay ra trước gập trước ngực

+Tay vai     : 2 tay dang ngang gập sau gáy

+ Lưng bụng: 2 tay đưa cao, gập người tay chạm mũi bàn chân

+Chân        : Đứng đưa 1 chân ra trước khuỵu gối

+ Bật           : Bật tách chân và khép chân

Hoạt động học

KPKH

Các nguồn ánh sáng

LQCC

Chữ cái “t”

LQVH

KC: “ Cô con út của ông Mặt trời”

TẠO HÌNH

Vẽ bầu trời đêm (trang 27)

THỂ DỤC

“ Ném xa bằng 2 tay”

Chơi, hoạt động góc

* Góc phân vai: Chơi gia đình, bán hàng (Bán đèn pin,..), bác sĩ khám bệnh.

* Góc xây dựng: Xây công viên nước, Nhà máy thủy điện.

* Góc nghệ thuật :

- Tạo hình:  Ôn kĩ năng vẽ, nặn, xé dán.Tô màu, cắt dán các HTTN.

- Âm nhạc: Nghe nhạc và hát và vận động theo nhạc các bài hát về chủ đề hiện tượng tự nhiên.

* Góc học tập :

+ Tập tô các nét cơ bản, Thực hiện vở LQVT trang 21

+ Chơi với các que tính; trò chơi với nhóm số lượng.

+ TC: “Ghép chữ cái ”; “Kết chùm”

*Góc thư viện :

+ Xem truyện tranh, nghe kể chuyện theo tranh về chủ đề hiện tượng tự nhiên.

-Nghe đọc thơ “ Mưa rơi”

Chơi ngoài trời

- Tưới cây và chăm sóc hoa màu.

- Trò chuyện về những dấu hiệu báo hiệu của các HTTN.

- Hát: “ Trái Đất này là của chúng mình”

- Chơi trò chơi:

+ TCVĐ:  “Chuyền bóng”,”Ai nhanh nhất”  “Cướp cờ”; “ trời nắng, trời mưa”

+TCDG “lộn cầu vồng” “ gieo hạt”.

+ Chơi với nước.

+ Chơi tự do

Ăn, ngủ

- Rèn cho trẻ các kĩ năng rửa tay, đánh răng đúng qui trình.

- Nhắc trẻ trong giờ ăn không được nói chuyện, không để rơi vãi.

- Cho trẻ nằm im lặng và ngay ngắn trước khi ngủ.

Chơi, hoạt động theo ý thích

- Trò chuyện về các nguồn nước trong tự nhiên, tiết kiệm nước trong cuộc sống

- Thực hiện vở tạo hình trang 30

- Thí nghiệm: “Làm bể lọc nước”

- Xem tranh trường về thời tiết, chọn hành vi đúng/sai về kĩ năng sống.

 - Ôn các chữ số và chữ cái.

- Chơi tự do ở góc phân vai và chơi theo ý thích

- Sắp xếp lại các góc chơi trong lớp.

-Tuyên dương cuối tuần.

Trả trẻ

  • Vệ sinh trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi trả trẻ
  • Trao đổi với phụ huynh về hoạt động trong ngày của trẻ